Mỹ lãng phí hàng nghìn quả thận được hiến tặng mỗi năm

Theo phân tích mới đăng trên tạp chí Dược khoa quốc tế JAMA, trong giai đoạn 2004-2014, các bệnh viện, trung tâm y tế tại Mỹ đã loại bỏ gần 28.000 quả thận được hiến tặng.
Hình ảnh một ca cấy ghép thận. (Ảnh minh họa: AFP)
Hình ảnh một ca cấy ghép thận. (Ảnh minh họa: AFP)

Mỗi năm, Mỹ loại bỏ hàng nghìn quả thận do những người lớn tuổi đã qua đời ở nước này hiến tặng nhưng nếu là ở Pháp, thì phần lớn trong số này có thể vẫn được sử dụng trong các ca cấy ghép để mang lại cơ hội sống cho thêm nhiều người.

Theo phân tích mới đăng trên tạp chí Dược khoa quốc tế JAMA, trong giai đoạn 2004-2014, các bệnh viện, trung tâm y tế tại Mỹ đã loại bỏ gần 28.000 quả thận được hiến tặng.

Nếu số thận này được hiến tặng ở Pháp, các trung tâm y tế đã có thể thực hiện cấy ghép với khoảng 17.500 quả thận trong số này.

Điều này đồng nghĩa với các tiêu chuẩn hiến thận tại Pháp, sẽ có hơn 60% trong tổng số 28.000 quả thận bị loại bỏ kể trên được sử dụng trong các ca cấy ghép để cứu người.

Tại Mỹ, những quả thận được hiến tặng vẫn bị loại bỏ ngay cả khi mỗi năm có tới 5.000 người dân nước này chết trong khi đợi có được quả thận phù hợp để cấy ghép và khoảng 90.000 người hiện vẫn đanh trong danh sách chờ.

Độ tuổi trung bình của người hiến tặng cũng có sự khác biệt đáng kể khi ở Mỹ là 39 tuổi còn ở Pháp là 56 tuổi.

Trên thực tế, Pháp đã nâng dần giới hạn tuổi được hiến tặng thận với những người nhận lớn tuổi để giải quyết bài toán thiếu thận cấy ghép.

Trưởng nhóm nghiên cứu Alexandre Loupy cho rằng dù nguy cơ thất bại khi cấy ghép thận của những người hiến tặng lớn tuổi là cao hơn nhưng nhìn chung những bệnh nhân được cấy ghép tại Pháp đã duy trì được cuộc sống lâu hơn với chất lượng cuộc sống tốt hơn khi bệnh tật. Ngược lại, giới chức y tế Mỹ  vẫn tỏ ra thận trọng trong việc lựa chọn thận cấy ghép.

Trong khoảng thời gian 2004-2014, Mỹ đã loại bỏ khoảng 18% trong tổng số gần 160.000 quả thận của người hiến tặng đã qua đời, cao gấp đôi tỷ lệ thận bị loại bỏ tại Pháp.

Theo tác giả chính của nghiên cứu, những giới hạn ngân sách và các kết quả cấy ghép khiêm tốn là những nguyên nhân khiến giới chuyên môn tại Mỹ không thực hiện những ca cấy ghép có nguy cơ thất bại.

Vì vậy, hằng năm khoảng 3.500 quả thận hiến tặng tại Mỹ đã bị loại bỏ, tương đương với tổng số thận được cấy ghép tại Pháp.

Các tác giả nghiên cứu hy vọng kết quả này sẽ phần nào khiến giới chức Mỹ nới lỏng chính sách tiếp nhận thận hiến tặng.

Hồi tháng 7 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký một sắc lệnh cải thiện chăm sóc các bệnh nhân thận và tăng gấp đôi số ca được cấy ghép từ nay tới năm 2030.

Theo Vietnamplus
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).