Mỹ phá hỏng liên minh tiềm năng với Ấn Độ vì Nga?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Mỹ không tăng cường quan hệ với Ấn Độ cũng một phần chủ yếu là do nước này từ chối từ bỏ mối quan hệ đối tác lâu dài với Nga.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Theo chuyên gia phân tích địa chính trị Brandon Weichert, Mỹ đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng hiện hữu trước sự trỗi dậy của Trung Quốc. Để ứng phó với thách thức từ Bắc Kinh, Washington cần tìm các đối tác ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, trong đó có Ấn Độ. Nước này có chung đường biên giới trên đất liền với Trung Quốc và hai cường quốc chưa có mối quan hệ tốt đẹp kể từ Chiến tranh Trung-Ấn năm 1962.

Do đó, Ấn Độ được coi là một đồng minh không thể thiếu trong mạng lưới liên minh rộng lớn hơn của Mỹ. Thật vậy, dưới thời chính quyền của Tổng thống Donald Trump, Mỹ đã tăng cường hợp tác hơn với Ấn Độ. Tuy nhiên, đến thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden, Mỹ đã thận trọng hơn rất nhiều trong các giao dịch với Ấn Độ.

Chuyên gia Weichert cho rằng, những sai lầm trong 4 năm qua đã khiến Ấn Độ xa lánh và làm chậm sự gắn kết trong quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-Ấn. Ngày nay, Ấn Độ đã thực hiện các biện pháp giữ khoảng cách với Mỹ để phản ứng với chính quyền Biden. Việc hạn chế quan hệ với Ấn Độ cũng một phần chủ yếu là do nước này từ chối từ bỏ mối quan hệ đối tác lâu dài với Nga.

Kể từ đầu Chiến tranh Lạnh, Ấn Độ đã duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Nga. Ngay sau khi Anh rút khỏi Ấn Độ và công nhận nền độc lập của nước này, giới tinh hoa Ấn Độ đã kết luận rằng với tư cách là một cường quốc bậc trung, Ấn Độ phải cân bằng mối quan hệ với các cường quốc.

Do đó, Ấn Độ sẽ không để mình hoàn toàn phụ thuộc hoặc liên minh với bất kỳ quốc gia nào - đặc biệt là một quốc gia từ phương Tây, vốn từng đô hộ và cai trị Ấn Độ quá lâu.

Như vậy, quan điểm cho rằng Ấn Độ sẽ đơn giản tách khỏi Nga là vô lý. Rõ ràng, kỳ vọng của chính quyền Biden rằng Ấn Độ sẽ cắt đứt quan hệ với Nga vì một vấn đề, chẳng hạn như xung đột ở Ukraine, là không thực tế. Các đối tác không từ bỏ lợi ích quốc gia của mình chỉ vì một cường quốc lớn hơn kêu gọi làm như vậy. Sau nhiều thế kỷ là thuộc địa của đế quốc Anh cũ, chính phủ Ấn Độ sẽ không bao giờ để mình bị coi là "chư hầu" của bất kỳ thế lực nước ngoài nào.

Trên thực tế, Ấn Độ đã giúp Nga lách các lệnh trừng phạt mà Mỹ và các nước phương Tây khác áp đặt với Moskva khi xung đột ở Ukraine nổ ra. Rõ ràng là Ấn Độ không quan tâm nhiều đến các vấn đề của châu Âu mà chỉ đặc biệt lưu ý đến việc kiềm chế Trung Quốc, chứ không phải Nga.

Vai trò của Ấn Độ với tư cách là chủ thể quyền lực nhất ở Ấn Độ Dương khiến nước này trở thành chìa khóa để ngăn chặn bước tiến dài của Trung Quốc qua Biển Đông và vào Ấn Độ Dương. Nhưng có lẽ họ không thể tự mình làm được việc đó. Mỹ cần hợp tác với Ấn Độ về vấn đề này. Tuy nhiên, cho đến nay, Mỹ vẫn từ chối thúc đẩy mối quan hệ chặt chẽ hơn với Ấn Độ vì liên quan đến Nga.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An có vẻ đẹp cảnh quan là các cánh đồng lúa; vì vậy, đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình xem xét không thực hiện việc chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang đất khu đô thị để tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Yêu cầu tỉnh Ninh Bình không làm ảnh hưởng xấu tới Di sản Tràng An
(Ngày Nay) - Liên quan đến đề xuất “xén” một phần cảnh quan thuộc vùng đệm Di sản Quần thể Danh thắng Tràng An để thực hiện dự án Khu Đô thị Ninh Thắng I của UBND tỉnh Ninh Bình; mới đây Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có những ý kiến cụ thể, trong đó yêu cầu: không thực hiện chuyển đổi đất nhằm tránh làm ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên tạo nên giá trị của di sản.
Lịch sử của linh vật Olympic
Lịch sử của linh vật Olympic
(Ngày Nay) - Trong vòng hơn 50 năm, các vận động viên thi đấu tại Thế vận hội Olympic thường được cổ vũ bởi những linh vật độc đáo và ngộ nghĩnh.
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
Mối nguy hại tiềm tàng của mực xăm chứa vi khuẩn
(Ngày Nay) - Theo nghiên cứu mới của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), mực xăm hình và mực phun xăm thẩm mỹ được được đóng bao bì kín, trong đó có cả những loại được đánh dấu vô trùng, chứa hàng triệu vi khuẩn có nguy cơ gây bệnh.
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...