Quan hệ Mỹ - Nam Phi có nguy cơ rạn nứt

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Quốc hội Mỹ đang xem xét dự luật kêu gọi đánh giá lại mối quan hệ của Washington - Nam Phi, trong bối cảnh căng thẳng nhen nhóm giữa hai quốc gia này.
Quan hệ Mỹ - Nam Phi có nguy cơ rạn nứt

Gần đây, Bộ trưởng Ngoại giao Nam Phi Naledi Pandor đã đến thăm Washington, D.C trong chuyến thăm được cho là nhằm mục đích giúp các nhà chiến lược Mỹ hiểu rõ quan điểm của Pretoria về các lĩnh vực chính có sự khác biệt với Washington.

Dự luật Nam Phi tại Quốc hội Mỹ

Dự luật đánh giá quan hệ song phương Mỹ - Nam Phi đã được trình lên Hạ viện Mỹ hôm 6/2.

“Trái ngược với lập trường không liên kết đã nêu, Chính phủ Nam Phi có lịch sử đứng về phía Hamas, một Tổ chức Khủng bố Nước ngoài mà Mỹ chỉ định”, dự luật nêu rõ.

Quốc hội Mỹ cũng cáo buộc Quốc hội Châu Phi (ANC) đã có quan hệ với Hamas từ năm 1994, khi đảng ANC lần đầu tiên lên nắm quyền.

Dự luật cáo buộc các thành viên Chính phủ Nam Phi và các nhà lãnh đạo ANC đã đưa ra những tuyên bố bài Do Thái và chống Israel sau vụ tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023.

Dự luật cũng xác định “mối quan hệ bền chặt với Nga” của Nam Phi, “mở rộng không gian quân sự và chính trị” cũng như sự tương tác của nước này với Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ là hai đối tác thương mại lớn nhất của Nam Phi. Đổi lại, Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất ở châu Phi của cả Mỹ và Trung Quốc.

Tổng thống Mỹ Joe Biden dự kiến sẽ trình báo cáo bao gồm những phát hiện về việc đánh giá lại mối quan hệ này lên Ủy ban Đối ngoại tại Hạ viện và Ủy ban Đối ngoại tại Thượng viện trong vòng 120 ngày sau, nếu dự luật này được ban hành. Dự luật vẫn chưa được bỏ phiếu nhưng đã được Ủy ban Đối ngoại Hạ viện thông qua bằng bỏ phiếu trực tiếp vào tuần trước.

Dự luật phá vỡ mối quan hệ Mỹ - Nam Phi?

Các chuyên gia nhận định rất có thể là không.

Ông Joel Samoff, Giáo sư trợ giảng đã nghỉ hưu tại Trung tâm Nghiên cứu châu Phi tại Đại học Stanford, nói: “Tôi nghĩ rằng thực sự khó có khả năng dự luật này sẽ được cả hai viện của Quốc hội thông qua và được Tổng thống ký”.

Ông Samoff cho biết cả Nam Phi và Mỹ đều coi trọng mối quan hệ này và ông kỳ vọng hai quốc gia sẽ tìm cách duy trì nó. Samoff nói thêm ông tin rằng chuyến thăm Mỹ của Ngoại trưởng Nam Phi Pandor là nhằm mục đích xoa dịu căng thẳng giữa Nam Phi và Mỹ.

Ông Samoff cho rằng dự luật của Mỹ là “hành động mang tính biểu tượng hơn là một đạo luật lập pháp”. Ông lập luận điều này là do chính trị và cả hai nước đều phải đối mặt với áp lực chính trị để đi theo nhiều con đường khác nhau, nhưng ở quy mô lớn hơn, “mối quan hệ này đủ quan trọng để họ bảo vệ nó”.

Phản ứng của Nam Phi

Vào tuần trước, bà Pandor đã đến thăm Washington để thảo luận về mối quan hệ căng thẳng với các thành viên Quốc hội Mỹ.

“Gần như có hàm ý rằng khi Mỹ sở hữu vị thế nhất định, Nam Phi phải tuân theo”, bà nhấn mạnh và nói thêm rằng các quốc gia khác có cùng quan điểm với Nam Phi không nên bị đối xử theo cách tương tự. “Tôi không rõ đó là vì chúng tôi là người châu Phi hay vì lý do nào khác”.

Bà suy đoán rằng việc đưa ra dự luật này có thể là do lập trường của Nam Phi đối với cuộc chiến của Israel ở Gaza và việc Nam Phi đã kiện Israel lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) vào ngày 29/12/2023. Nam Phi đã yêu cầu ICJ mở thủ tục tố tụng chống lại Israel với cáo buộc vi phạm Công ước năm 1948 về ngăn ngừa và trừng phạt tội diệt chủng, đồng thời yêu cầu các thẩm phán ban hành các biện pháp tạm thời để ngừng ngay lập tức hoạt động quân sự ở Gaza.

Bà chỉ ra rằng “sự bất an” của Washington về việc Nam Phi đưa Israel ra ICJ đã được đề cập trong một số nghị quyết, trích dẫn một lá thư lưỡng đảng gửi cho Chính quyền Tổng thống Biden được 200 nhà lập pháp ký vào tháng 1.

Bà Pandor khẳng định cáo buộc gần đây của Mỹ cho rằng ANC “có một số hình thức hợp tác với Hamas hoàn toàn sai sự thật”.

Theo bà, triết lý cơ bản cơ bản của Nam Phi trong chính sách đối ngoại là luôn tìm kiếm hòa bình, luôn tìm kiếm đàm phán.

“Chúng tôi được Hiến chương Tự do Nam Phi ủy quyền luôn theo đuổi hòa bình và tình hữu nghị quốc tế”, bà Pandor nêu rõ.

Quan hệ Nam Phi – Mỹ

Tuần trước, khi được Tổ chức Carnegie vì Hòa bình Quốc tế yêu cầu đánh giá mối quan hệ giữa Nam Phi và Mỹ trên thang điểm từ 0 đến 10, bà Pandor đã đánh giá mối quan hệ này “trên 6 với cơ quan hành pháp và dưới 6 với các nhà lập pháp”.

Mối quan hệ giữa hai nước đã căng thẳng sau một số sự việc gần đây, Tháng 5/2023, Đại sứ Mỹ tại Nam Phi cáo buộc nước này cung cấp vũ khí cho Nga trong xung đột Ukraine thông qua một tàu chở hàng liên kết với một công ty bị trừng phạt. Con tàu này đã bí mật cập cảng căn cứ hải quân gần thành phố Cape Town.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa đã thúc đẩy một cuộc điều tra độc lập về cáo buộc này ngay sau đó. Tháng 9/2023, giới chức kết luận “không tìm thấy bằng chứng” nào cho tuyên bố rằng Nam Phi cung cấp vũ khí cho Nga.

“Cáo buộc này đã gây tổn hại đến tiền tệ, nền kinh tế và vị thế của Nam Phi trên trường quốc tế. Thực tế, cáo buộc này đã làm hoen ố hình ảnh của chúng tôi”, ông Ramaphosa nhấn mạnh.

Tháng 8/2023, một quan chức Nam Phi tuyên bố trên mạng xã hội rằng nước này sẽ không chịu áp lực từ Mỹ ngừng sử dụng thiết bị của Công ty Huawei Trung Quốc.

Tầm quan trọng của mối quan hệ hợp tác Nam Phi – Mỹ

Nam Phi là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ ở châu Phi. Kim ngạch xuất khẩu của Mỹ sang Nam Phi trị giá 9,3 tỷ USD vào năm 2022. Khoảng 600 doanh nghiệp Mỹ hoạt động tại quốc gia này. Nam Phi và Mỹ đã ký một số hiệp định thương mại hợp tác.

Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Cơ hội và Tăng trưởng châu Phi (AGOA) vào năm 2000. AGOA cung cấp cho các quốc gia châu Phi cận Sahara quyền truy cập miễn thuế vào Mỹ đối với hơn 1.800 sản phẩm.

Tuy nhiên, tháng 1/2022, Mỹ đã loại một số quốc gia khỏi AGOA với cáo buộc vi phạm nhân quyền – gồm Ethiopia, Mali và Guinea. Đến tháng 10/2023, Washington công bố kế hoạch loại bỏ Uganda, Gabon, Niger và Cộng hòa Trung Phi khỏi AGOA. Kế hoạch này có hiệu lực vào tháng 1/2024. Mối đe dọa tiềm ẩn về khả năng bị loại khỏi AGOA cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ Mỹ - Nam Phi.

Tuy nhiên, chuyên gia Samoff nhận định rằng dường như khó có khả năng Mỹ sẽ gây nguy hại tới AGOA, ít nhất là trong chính quyền hiện tại. AGOA giúp các quốc gia châu Phi dễ dàng tiếp cận Mỹ hơn. Trên thực tế, đạo luật này cũng giúp Mỹ trở thành thị trường hấp dẫn cho các sản phẩm châu Phi.

Bên cạnh mối quan hệ kinh tế song phương, hai nước còn hợp tác chặt chẽ trong các lĩnh vực khác - chẳng hạn thông qua hoạt động ứng phó với COVID-19, trong đó bao gồm việc cùng triển khai Kế hoạch hành động toàn cầu nhằm hạn chế sự lây lan của virus.

Theo trang web của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington và Pretoria cũng hợp tác trong các sáng kiến liên quan đến khí hậu, như sứ mệnh giảm lượng khí thải carbon.

Ngoài ra, Giáo sư Samoff cho rằng Mỹ cũng coi Nam Phi là trung gian quan trọng. Trong suốt thời kỳ mà Mỹ đặc biệt không hài lòng với Zimbabwe, họ chủ yếu dựa vào Nam Phi làm trung gian.

Ngoại trưởng Pandor cũng lặp lại điều này trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Al Jazeera: “Nam Phi là đối tác quan trọng của Mỹ, và họ cũng vậy đối với chúng tôi. Vì vậy, tôi hy vọng hai quốc gia có thể hàn gắn và tiếp tục phát triển mối quan hệ này dựa trên cơ sở vững chắc mà chúng ta đã xây dựng trong nhiều năm qua”.

Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tập trung xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục có đức, có tài
(Ngày Nay) - Sáng 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Tạp chí Ngày Nay trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Tỉnh Hưng Yên đang triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển, mở rộng người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với nhiều hoạt động hỗ trợ và các chính sách đảm bảo an sinh xã hội, nhằm mang lại quyền lợi thiết thực cho người dân.
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.