Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai quân đội NATO tới Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Keith Kellogg, các lực lượng quân sự từ Pháp, Đức, Anh và Ba Lan có thể sẽ tham gia vào kế hoạch triển khai quân đội NATO tới Ukraine.
Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai quân đội NATO tới Ukraine

Kênh RT của Liên bang Nga ngày 14/5 dẫn lời Đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Keith Kellogg cho biết Washington đang tiến hành đàm phán với các đồng minh châu Âu trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) về việc triển khai các lực lượng quân sự tới Ukraine như một phần của giải pháp hậu xung đột tiềm năng.

Trong nhiều tháng qua, một nhóm các quốc gia thành viên NATO ở châu Âu đã tìm cách thành lập một lực lượng để triển khai tới Ukraine, như một phần của cái gọi là “liên minh tự nguyện”, được cho là sẽ đóng vai trò gìn giữ hòa bình sau xung đột Nga – Ukraine kết thúc.

Trong khi đó, Liên bang Nga đã nhiều lần cảnh báo rằng họ sẽ coi bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào có mặt trên lãnh thổ Ukraine là mục tiêu hợp pháp, và cho rằng động thái như vậy có thể làm leo thang xung đột.

Phát biểu trên kênh Fox Business vào thứ Ba (13/5). ông Kellogg cho biết các binh sĩ từ Pháp, Đức, Anh và Ba Lan có thể sẽ là một phần của cái mà ông gọi là “lực lượng kiên cố” (resiliency force).

“Đây là lực lượng được gọi là E3, nhưng thực tế hiện nay là E4 khi bao gồm cả người Anh, người Pháp, người Đức, và trên thực tế là cả người Ba Lan nữa”, ông Kellogg nói và cho biết thêm rằng các binh sĩ này sẽ được bố trí ở phía Tây sông Dnieper, tức là “nằm ngoài khu vực tiếp xúc trực tiếp”.

“Và sau đó, ở phía Đông, bạn sẽ có một lực lượng gìn giữ hòa bình, và sẽ có sự tham gia của một bên thứ ba trong việc giám sát lệnh ngừng bắn; chúng tôi đã lên kế hoạch khá kỹ lưỡng cho điều này”, ông Kellogg nói.

Theo RT. những phát biểu này được đưa ra trong bối cảnh đang có các chuẩn bị cho cuộc đàm phán trực tiếp tiềm năng giữa Liên bang Nga và Ukraine tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ).

Ông Kellogg và ông Steve Witkoff, một đặc phái viên cấp cao khác của Tổng thống Mỹ Donald Trump, được cho là sẽ tham dự.

Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin hôm Chủ nhật (11/5) đã đề xuất tổ chức đàm phán không điều kiện tại Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 15/5.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết ông sẵn sàng gặp ông Putin vào thứ Năm, nhưng nhấn mạnh rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào cũng cần phải được bắt đầu bằng một lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày.

Về phần mình, Moskva (Moscow) đã nhiều lần bác bỏ đề xuất này, nói rằng một khoảng dừng như vậy sẽ tạo cơ hội cho Kiev tái tập hợp lực lượng và nối lại giao tranh.

Vào thứ Hai (12/5), ngoại trưởng các nước Pháp, Đức, Italy, Ba Lan, Tây Ban Nha và Anh, cùng với đại diện cấp cao của EU là bà Kaja Kallas, đã ra tuyên bố chung sau cuộc họp ở London.

Họ cam kết “đảm bảo an ninh mạnh mẽ cho Ukraine”, bao gồm cả việc “khám phá khả năng thành lập một liên minh gồm các lực lượng trên không, trên bộ và trên biển nhằm giúp tạo niềm tin vào bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai, và hỗ trợ việc tái xây dựng lực lượng vũ trang Ukraine”.

Liên bang Nga đã bác bỏ sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ NATO nào tại Ukraine dưới mọi hình thức. Ngoại trưởng Sergey Lavrov cho rằng điều đó sẽ là một mối đe dọa trực tiếp đối với Liên bang Nga. Thư ký Hội đồng An ninh Liên bang Nga, ông Sergey Shoigu, cảnh báo rằng động thái này có thể châm ngòi cho Chiến tranh Thế giới thứ ba, với khả năng liên quan đến vũ khí hạt nhân.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Phe bảo thủ đòi ông Trump "bỏ mặc" Israel
(Ngày Nay) - Những nhân vật cánh hữu chủ chốt, bao gồm một số đồng minh của Tổng thống Trump, đặt câu hỏi về các cuộc không kích của Israel và cảnh báo về một cuộc chiến tranh của Mỹ với Iran.
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
Xung đột Iran - Israel đe dọa nền kinh tế toàn cầu
(Ngày Nay) - Căng thẳng leo thang tại Trung Đông đe dọa cắt đứt nguồn cung dầu và khí đốt, đẩy giá vận chuyển, hàng hóa, năng lượng lên cao, khiến thế giới đối mặt rủi ro suy thoái diện rộng.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.