Năm 2020: Quốc hội giám sát về phòng chống xâm hại trẻ em

Sáng ngày 3/6, Quốc hội thảo luận tại Hội trường về chương trình giám sát năm 2020.
Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Theo Tổng Thư ký của Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, trên cơ sở các kiến nghị của đại biểu, Quốc hội đề xuất 2 nội dung giám sát tối cao năm 2020. Tính đến ngày 23/3/2019, Tổng Thư ký Quốc hội đã nhận được văn bản trả lời của 77 cơ quan với 183 nội dung kiến nghị, đề xuất. Trên cơ sở dự kiến số lượng, tiêu chí lựa chọn và nghiên cứu kiến nghị, đề xuất của các cơ quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội xem xét, lựa chọn một trong 2 chuyên đề nội dung cụ thể sau đây:

Phương án 1: Chuyên đề giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em (dự kiến giao Ủy ban Tư pháp chủ trì về nội dung).

Phương án 2: Chuyên đề giám sát về việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam là thành viên (dự kiến giao Ủy ban Đối ngoại chủ trì về nội dung).

Thảo luận tại Hội trường, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (Cần Thơ) đề nghị không chỉ giám sát một chuyên đề tại kỳ họp 9 với lý do là dành thời gian cho Quốc hội và Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc và tổng kết nhiệm kỳ Quốc hội khóa 14. 

Về đề xuất nội dung chuyên đề giám sát năm 2020, đại biểu đề nghị đưa nội dung việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường giai đoạn 2015-2020. Vì thời gian qua, vấn đề này dù luôn được thanh kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm nhưng tình hình vi phạm vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ xả trộm chất thải trực tiếp, gây sự cố môi trường nghiêm trọng. Gần đây, nhiều  vụ vi phạm liên tiếp được phát hiện ở các địa phương. 

“Hậu quả do vi phạm môi trường, sự cố môi trường gây ra gây ảnh hưởng nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội, sức khỏe của nhân dân”, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nói.

Bên cạnh đó, pháp luật về môi trường thường xuyên được sửa đổi, bổ sung nhưng đến nay bộc lộ những bất cập nhất định cần tiếp tục hoàn thiện, nhất là hoàn thiện trách hiệm cụ thể bảo vệ môi trường của các cơ quan, tổ chức, chế tài xử phạt để giáo dục, răn đe.

Theo thống kê, có 21 cơ quan, 19 đoàn ĐBQH đề nghị lựa chọn nội dung này. Đồng thời, chuyên đề đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để lựa chọn đưa vào chuyên đề giám sát theo quy định.

Về phương án được Tổng Thư ký Quốc hội xin ý kiến, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân cũng thống nhất lựa chọn chuyên đề 1 về giám sát phòng chống xâm hại trẻ em.

Đại biểu Triệu Thị Thu Phương (Bắc Kạn) nhất trí với phương án giám sát chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em, bởi lẽ trẻ em là đối tượng quan trọng cần được gia đình và cả xã hội bảo vệ. Tuy nhiên, thời gian gần đây liên tục xảy ra các vụ việc xâm hại  trẻ em, gióng lên hồi chuông cảnh báo về việc cần có một cơ chế bảo vệ, tạo lá chắn vững chắc hơn ngăn chặn các hành vi xâm hại trẻ em. 

Theo đó, tình hình xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục, bạo lực học đường vẫn diễn biến hết sức phức tạp, gây bức xúc trong xã hội. Theo thống kê của Thư viện Quốc hội cung cấp thì tình hình trẻ em bị bạo lực, xâm hại trong 2 năm 2017-2018 và quý I /2019 trên toàn quốc là 3.499 vụ với 3.546 trường hợp trẻ em bị xâm hại bị phát hiện, trong đó trẻ em bị xâm hại tình dục chiếm hơn 60%. 

“Những hành vi xâm hại trẻ em khi chạm ngưỡng hình sự mới bị xử lý, do đó những con số được nêu rõ có thể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trên thực tế, con số này còn rất lớn vì trẻ em và gia đình nạn nhân không tố giác do e ngại thông tin sẽ ảnh hưởng tới trẻ em và gia đình”, đại biểu Triệu Thị Thu Phương nói.

Đại biểu Lê Thanh Vân (Cà Mau) cho rằng, thời gian qua, các cơ quan báo chí truyền thông đã có nhiều đóng góp quan trọng đối với xã hội. Tuy nhiên, quyền tác nghiệp của phóng viên nhiều nơi chưa được bảo đảm, có nơi ngăn cản, né tránh phóng viên, có nơi hành hung phóng viên, có nơi lạm dụng báo chí để tuyên truyền lợi ích nhóm, lợi ích cá nhân…

Trên cơ sở đó, đại biểu đề nghị cần có sự giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội để chỉnh đốn, tăng cường hoạt động của báo chí thời gian tới.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng (tỉnh Bến Tre) cho rằng, việc chọn vấn đề giám sát đã đáp ứng được yêu cầu của cử tri và đại biểu tán thành.

Tuy nhiên, việc quản lý chuyển đổi, sử dụng tài sản nhà nước được cử tri phản ánh là lãng phí và nhiều sai phạm. Từ đó, ông đề nghị cần có giám sát về vấn đề này trong thời gian tới.

Sau khi thảo luận, Quốc hội đã “bấm nút” chọn Chuyên đề giám sát năm 2020. Theo đó, với 79,13% ý kiến tán thành phương án 1, các đại biểu Quốc hội nhất trí tiến hành giám sát năm 2020 với Chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em.

Theo VGP
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.