Nam Á Bank dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu trong ngành Ngân hàng

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Báo cáo tài chính của Nam Á Bank cho thấy, nhà băng này có tỉ lệ nợ xấu cao nhất trong số 29 ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính.
Nam Á Bank dẫn đầu về tỷ lệ nợ xấu trong ngành Ngân hàng

Thống kê từ báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 của 29 ngân hàng, trong nửa đầu năm 2021, tổng nợ xấu ngân hàng tăng gần 5% so với cuối năm trước. Trong đó có 17/29 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng.

Điển hình, tính đến 30/6/2021, ngân hàng Nam Á Bank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất hệ thống, tăng 83% so với cuối năm trước, lên hơn 1.362 tỷ đồng. Lý do nợ xấu tại Nam Á Bank tăng mạnh là nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) tăng vọt 125% lên gần 1.053 tỷ đồng.

Tương tự như Nam Á Bank, Vietcombank có tốc độ tăng nợ xấu tới 31% lên 6.865 tỷ đồng xuất. Nguyên nhân yếu từ nợ nhóm 4 (nợ nghi ngờ) tăng vọt 239% lên hơn 757 tỷ đồng.

Ngoài ra, còn một số ngân hàng có tốc độ tăng nợ xấu trên 20% như ACB tăng 26,6% lên 2.330 tỷ đồng, Vietinbank tăng 52% lên 14.477 tỷ đồng.

Đáng chú ý, nợ xấu nhóm 4, 5 của một ngân hàng tăng mạnh so với cuối năm 2020 như: nợ nhóm 5 tại Vietcombank tăng tới 20%, chiếm 75% tổng nợ xấu; MB tăng 145%, chiếm 50% tổng nợ xấu. Một số ngân hàng quy mô tài sản nhỏ hơn nhưng nợ nhóm 4,5 tăng khá cao như: SHB nợ nhóm 5 tăng 29%; HDBank nợ nhóm 5 tăng 31%; ABBank nợ nhóm 5 tăng 40%, PGBank và Vietbank nợ nhóm 4 tăng 100%.

Phần lớn, các ngân hàng ghi nhận nợ xấu tăng và đặc biệt tăng mạnh ở khoản nợ có khả năng mất vốn, đã phản ánh phần nào sức khỏe của nền kinh tế. Dịch bệnh kéo dài, doanh nghiệp bị gián đoạn sản xuất, đứt gãy dòng tiền, thậm chí là phá sản, dẫn dến mất khả năng trả nợ ngân hàng.

Ở chiều ngược lại, có 12/29 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm như MB, SCB, Eximbank, Kien Long Bank...

Trong đó, Kien Long Bank là ngân hàng có số dư nợ xấu giảm mạnh nhất 73% về mức 510 tỷ đồng.

Xét về giá trị tuyệt đối, Nam A Bank có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất ngành, nhưng ngân hàng đang có nợ xấu lớn nhất lại là Agribank với hơn 24.400 tỷ đồng, tiếp theo là BIDV với 21.141 tỷ đồng.

Ấn bản tiếng Trung của 2 cuốn sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời”
Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt Nam tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Từ TP.Nam Ninh, Trung Quốc, dịch giả Nguyễn Lệ Chi, cho biết vào chiều ngày 16/11 vừa qua, Công ty Chibooks đã phối hợp với NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây tổ chức ra mắt ấn bản tiếng Trung cho hai cuốn sách về văn hóa Việt.
Buổi thực hành của lớp cồng chiêng và múa xoang bên mô hình nhà Rông đặc trưng ngay tại sân trường THCS Tân Thượng.
Bảo tồn văn hóa K’Ho ở mái trường vùng sâu cao nguyên Di Linh
(Ngày Nay) - Để bản sắc dân tộc K’Ho không bị mai một, thầy và trò Trường Trung học Cơ sở Tân Thượng (xã Tân Thượng, huyện Di Linh, Lâm Đồng) đã cùng nhau triển khai mô hình bảo tồn văn hóa ngay tại mái trường thân yêu. Hoạt động ý nghĩa này đã góp phần giữ gìn văn hóa đặc trưng của người dân tộc K’Ho ở cao nguyên Di Linh nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung.
Tổng Bí thư Tô Lâm với cán bộ Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau.
Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau
(Ngày Nay) - Tiếp theo chương trình công tác tại Cà Mau, chiều 17/11, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn công tác của Trung ương đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020-2025.
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
Nghe pháp tôn trọng, nhưng chớ vội tin
(Ngày Nay) - Nghe Pháp là từ thường gặp trong kinh. Đa văn là nghe Pháp nhiều, một trong những hạnh lành. Ngày nay, nghe Pháp không chỉ nghe giảng mà còn là đọc, tụng, nghiên cứu, thảo luận, biên khảo giáo pháp.
Toàn cảnh Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình.
Gìn giữ văn hóa bản địa qua trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình
(Ngày Nay) - Tối 17/11, tại Quảng trường Hòa Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hòa Bình tổ chức Chương trình Liên hoan trình diễn trang phục các dân tộc tỉnh Hòa Bình. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi các sự kiện của Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2024 diễn ra từ ngày 15-23/11/2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình.
Đoàn kết xây dựng khu dân cư tự quản, văn minh, hạnh phúc
(Ngày Nay) - Tối 17/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng Đoàn công tác Trung ương đến dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại Tổ dân phố 4, phường Đông Thành, thành phố Ninh Bình. Cùng tham dự có đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, tỉnh Ninh Bình và đông đảo cán bộ, nhân dân Tổ dân phố 4, phường Đông Thành.