Năm học 2020 -2021: Kịp thời thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng, phức tạp

Thanh tra Bộ GD&ĐT cùng Thanh tra các đơn vị, Sở GD&ĐT tiếp tục triển khai kịp thời thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng, phức tạp trong năm học mới (2020 -2021), góp phần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng giáo dục.
TS. Nguyễn Đức Cường kiểm tra điểm thi, động viên học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
TS. Nguyễn Đức Cường kiểm tra điểm thi, động viên học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020.

Cán bộ thanh tra còn thiếu và kiêm nhiệm

Thanh tra Bộ GD&ĐT vừa có báo cáo tổng kết công tác thanh tra năm học 2019 -2020 và phương hướng công tác thanh tra năm học mới 2020 - 2021 khối Sở GD&ĐT.

Theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, thời gian qua công tác xây dựng, bồi dưỡng cán bộ thanh tra tại các Sở GD&ĐT cơ bản đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác.

Tính đến tháng 7/2020, cán bộ thanh tra các Sở GD&ĐT có 293 người. Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố đã thực hiện việc bổ nhiệm vào ngạch thanh tra cho đội ngũ cán bộ Thanh tra Sở, hiện có 232 người đã được bổ nhiệm ngạch thanh tra (tăng 6 người so với năm học 2018 – 2019).

Bên cạnh đó, vẫn còn Sở GD&ĐT chưa bổ nhiệm Chánh Thanh tra như: Khánh Hòa, Gia Lai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Bến Tre, Vĩnh Long... Riêng Sở GD&ĐT Bình Phước sáp nhập Thanh tra Sở và Phòng Kiểm định chất lượng nên không có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra (không đúng quy định của Luật Thanh tra).

Cũng theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, việc bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra cho Thanh tra Sở GD&ĐT còn hạn chế, có Sở GD&ĐT chỉ có 3 cán bộ thanh tra. Đặc biệt, Thanh tra Sở GD&ĐT Quảng Nam có 4 người (1 công chức thanh tra, 1 cán bộ hợp đồng và 2 cán bộ, chưa có người nào được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra).

Đối với đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục (CTV TT GD) của Sở GD&ĐT các tỉnh,  năm học 2019 - 2020 các Sở GDĐT có 15.0961 CTV TT GD.  Trong đó, cán bộ quản lý là 8.813 cán bộ, 1.010 CTV TT GD được tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ. Đến tháng 9/2020, toàn quốc hiện vẫn còn 4 Sở GD&ĐT chưa tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ CTV TT (Nghệ An, Sơn La, Thái Bình, Lai Châu, Hải Dương) theo Thông tư số 24 của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, một số Sở GD&ĐT chưa tổ chức rà soát, bồi dưỡng nghiệp vụ cho CTV TT khi đã hết nhiệm kỳ.

Hơn 1.600 đơn vị được thanh tra

Về công tác thanh tra kiểm tra, theo Thanh tra Bộ GD&ĐT, qua tổng hợp chung kế hoạch cho thấy, có tổng số 1.602 đơn vị đã được thanh tra (thanh tra hành chính: 308, chuyên ngành: 1159, đột xuất: 135). Có 31 sở không có thanh tra đột xuất (giảm 5 sở so với năm học 2018 - 2019).

Nội dung các cuộc thanh tra tập trung vào công tác quản lý của Thủ trưởng đơn vị và những vấn đề nóng, bức xúc như: Dạy thêm, học thêm, thu chi đầu năm học, sử dụng văn bằng chứng chỉ, tuyển dụng và thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên, thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.

Trao đổi với Báo GD&TĐ, TS. Nguyễn Đức Cường - Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cho biết, qua các cuộc thanh tra đã phát hiện sai phạm, kịp thời chấn chỉnh và xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.

“Có 9 Sở GD&ĐT đã thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính. Những phát hiện sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản như: chi sai, thu sai, kiến nghị thu hồi nộp ngân sách, nhập nguồn kinh phí, trả lại cha mẹ học sinh.

Năm học 2020 -2021: Kịp thời thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng, phức tạp ảnh 1

TS. Nguyễn Đức Cường - Chánh thanh tra Bộ GD&ĐT tập huấn cán bộ thanh tra trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo năm 2019. 

Thanh tra cũng đã phát hiện, xử lý và kiến nghị xử lý các sai phạm về việc thu sai, chi sai, thu hồi nộp ngân sách, nhập nguồn kinh phí, trả lại cha mẹ học sinh, kiểm điểm rút kinh nghiệm cán bộ quản lý, giáo viên.

Các kết luận thanh tra đã tác động tới hệ thống, góp phần tích cực cho công tác quản lý giáo dục của địa phương…”, TS. Nguyễn Đức Cường nhấn mạnh.

Đặc biệt, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng cho biết, trong công tác thanh tra, kiểm tra các khâu của Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020 vừa qua tại các địa phương đều có sự tham gia của Thanh tra tỉnh theo Quy chế thi và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ.

“Thanh tra tỉnh đã cử người phối hợp tham gia các Đoàn thanh tra thi của Sở GD&ĐT. Bên cạnh đó, các Đoàn thanh tra của sở GD&ĐT đã phối hợp nhịp nhàng với các Đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ trong công tác coi thi, chấm thi, phúc khảo bài thi.

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, các Đoàn thanh tra đã kịp thời phát hiện và kiến nghị khắc phục các thiếu sót trong việc chuẩn bị hồ sơ thí sinh, cơ sở vật chất và các công tác chuẩn bị cho kỳ thi…”, TS. Nguyễn Đức Cường thông tin.

Đối với việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, xử lý sau thanh tra năm học 2019 -2020 đã được các Sở GD&ĐT chú trọng hơn.

Cụ thể, các Sở đã tổ chức các cuộc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra: Hưng Yên: 31 đơn vị; Long An: 21 đơn vị; Nam Định: 35 đơn vị; Bắc Giang: 21 đơn vị; Trà Vinh: 22 đơn vị - được kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra. Còn 25 sở chưa thực hiện được việc kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra .

Bên cạnh đó, năm học 2019 -2020,  các Sở GD&ĐT đã tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết  khiếu nại, tố cáo theo quy định.

Theo báo cáo từ các Sở GD&ĐT, tổng số đơn thư các sở đã nhận được trong năm học là 2.195 đơn, trong đó có 1.027 đơn không đủ điều kiện, 434 đơn thuộc thẩm quyền đã được giải quyết; 1.369 đơn không thuộc thẩm quyền đã được chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết, 8 đơn thư kéo dài đã được giải quyết.

Đối với các đơn đủ điều kiện, Thanh tra Bộ đã chuyển đơn thuộc thẩm quyền của Sở GDĐT với tổng số 25 đơn trong đó có yêu cầu báo cáo kết quả xử lý đối với 12/25 đơn. Các sở GD&ĐT đã xác minh và có báo cáo gửi Thanh tra Bộ theo quy định (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…)

Tuy nhiên, Thanh tra Bộ cũng cho biết, còn có một số Sở GDĐT báo cáo chưa đầy đủ về kết quả xử lý đơn (Bắc Ninh, Bình Dương, Nghệ An).

Nói về phương hướng nhiệm vụ trong năm học 2020 -2021, Chánh Thanh tra Bộ GD&ĐT TS. Nguyễn Đức Cường cũng cho biết, Thanh tra Bộ, Sở GD&ĐT tập trung rà soát, bám sát nhiệm vụ trọng tâm năm học.

Triển khai thanh tra công tác đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và  quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học trên địa bàn trong việc thực hiện tự chủ đại học để xây dựng kế hoạch thanh tra và tổ chức thanh tra trọng tâm, trọng điểm phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Đồng thời, kịp thời thanh tra, kiểm tra những vấn đề nóng, phức tạp, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra. Bên cạnh đó, tiếp tục chuẩn hóa quy trình hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra.

Đặc biệt, tăng cường phối hợp trong công tác thanh tra, kiểm tra, tạo chuyển biến rõ nét về tổ chức và hoạt động thanh tra, góp phần đảm bảo kỷ cương, kỷ luật, nâng cao chất lượng giáo dục.

Theo GD&TĐ
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.