Nạn đói gia tăng ở các vùng núi các nước đang phát triển

0:00 / 0:00
0:00

(Ngày Nay) -  Mặc dù nhiều loài cây trồng và vật nuôi quan trọng nhất thế giới có nguồn gốc từ các vùng núi, nhưng nạn đói đang gia tăng ở những khu vực này do sự mất đa dạng sinh học và biến đổi khí hậu đang diễn ra rất phức tạp, theo một  nghiên cứu chung do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) và các đối tác công bố.

Cứ hai người sinh sống tại vùng nông thôn miền núi ở các nước đang phát triển, thì có một người không có đủ lương thực để sống khỏe mạnh.
Cứ hai người sinh sống tại vùng nông thôn miền núi ở các nước đang phát triển, thì có một người không có đủ lương thực để sống khỏe mạnh.

Kết quả cho thấy từ năm 2000 đến năm 2017, số dân miền núi trong tình trạng dễ bị mất an ninh lương thực ở các nước đang phát triển đã tăng từ 243 triệu lên gần 350 triệu.

Phó Tổng giám đốc FAO Maria Helena Semedo cho biết: “Cứ hai người sinh sống tại vùng nông thôn miền núi ở các nước đang phát triển, thì có một người không có đủ lương thực để sống khỏe mạnh và nhất là trong thời điểm hiện nay khi họ phải đối phó với tác động của đại dịch COVID-19. Chúng ta phải bảo vệ những ngọn núi và sinh kế của những người sống phụ thuộc vào chúng”.

Nghiên cứu được công bố vào Ngày Núi Quốc tế, ngày 11-12. Trọng tâm năm nay là giá trị xã hội, kinh tế và sinh thái của đa dạng sinh học núi.

Nước ngọt, thực phẩm và thuốc men

Các ngọn núi bao phủ khoảng 27% bề mặt hành tinh, cung cấp hàng hóa và tài nguyên thiết yếu, chẳng hạn như nước, thực phẩm và năng lượng. Khoảng 60 đến 80% nước ngọt trên thế giới đến từ những vùng này, nơi là nhà của nhiều loại cây trồng và vật nuôi được sử dụng làm thực phẩm và thuốc.

Nạn đói gia tăng ở các vùng núi các nước đang phát triển ảnh 1

Tuy nhiên, các hệ sinh thái núi thường xuyên chịu áp lực từ những thay đổi đối với việc sử dụng đất và khí hậu, và do các yếu tố khác như khai thác quá mức và ô nhiễm, do đó gây nguy cơ sinh kế và an ninh lương thực.

COVID-19 tăng khó khăn cho dân miền núi

Nghiên cứu kết luận: “Tình trạng mất an ninh lương thực của người dân miền núi ở các nước đang gia tăng là do sự hiện diện và xuất hiện của các thảm họa thiên nhiên và xung đột vũ trang làm gián đoạn sinh kế hoặc gây khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân miền núi”.

Các quần thể núi cũng bị ảnh hưởng nặng nề do suy thoái môi trường, vốn đã tăng lên do biến đổi khí hậu, cũng như sạt lở đất, hạn hán và các hiểm họa tự nhiên khác.

Nghiên cứu cho biết đại dịch COVID-19 đã làm tình trạng này tồi tệ thêm. Lý do các hạn chế mà chính quyền quốc gia áp đặt đã làm tăng tính dễ bị tổn thương của những cộng đồng sống dựa vào nông nghiệp và du lịch để tồn tại.

Cần hành động ngay

Nghiên cứu chung do FAO, Ban Thư ký Đối tác Miền núi (MPS) và Công ước Liên hợp quốc về Chống sa mạc hóa (UNCCD) thực hiện.

Các tác giả khuyến nghị hành động khẩn cấp để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, cũng như tình trạng mất an ninh lương thực và suy dinh dưỡng ở các vùng núi, đồng thời kêu gọi chính phủ các nước này ban hành những chính sách cải thiện khả năng phục hồi của các hệ sinh thái núi và thúc đẩy hệ thống lương thực bền vững.

“Cuối cùng, mục tiêu của nghiên cứu này là kêu gọi những người ra quyết định và các bên liên quan tăng cường hành động hợp tác nhằm giảm tính dễ bị tổn thương của người miền núi, đặc biệt là cộng đồng địa phương và người bản địa. Những người dễ bị tổn thương nhất trong số họ, thường là phụ nữ và trẻ em”.

Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.