NASA tuyên bố rằng những khu vực chúng ta không thấy ở Mặt trăng có khả năng tồn tại nước đá có thể tan chảy và thậm chí có thể uống được, đồng thời được sử dụng làm nhiên liệu tên lửa.
Theo báo cáo gần đây của blog NASA, chương trình Artemis cần có nhiều tài nguyên để tồn tại trên vũ trụ. Tuy nhiên, những vật phẩm quá nặng để tên lửa mang theo giống như nước rất tốn kém khi được phóng từ Trái đất lên Mặt trăng.
Đây là lý do tại sao NASA đặt mục tiêu đưa tàu vũ trụ Lunar Flashlight của mình và một thiết bị nhỏ có tên CubeSat lên Mặt trăng. CubeSat là một vệ tinh nhỏ nhằm mục đích giúp phát hiện băng tự nhiên được cho có ở dưới đáy các miệng hố trên Mặt trăng chưa bao giờ có ánh sáng Mặt trời chiếu tới.
Các nhà thiên văn học tin rằng vì các khu vực nêu trên không tiếp xúc trực tiếp với Mặt trời nên khả năng có băng bề mặt tăng lên nhiều hơn. Khi CubeSat di chuyển tới các miệng hố tối nhất của Mặt trăng và tìm thấy những tảng băng nước này, các chuyên gia tin rằng băng có thể được khai thác bằng cách làm tan chảy, làm sạch và biến nó thành nước uống cho các phi hành gia trong không gian.
"Mặc dù chúng tôi có một ý tưởng khá hay, có băng bên trong các miệng hố lạnh nhất và tối nhất trên Mặt trăng, nhưng các phép đo trước đây còn chưa rõ ràng. Về mặt khoa học, điều đó tốt nhưng nếu chúng tôi dự định gửi các phi hành gia đến đó để đào băng và sử dụng, chúng tôi phải chắc chắn rằng nó tồn tại", Barbara Cohen, chuyên viên từ Trung tâm không gian Goddard của NASA ở Greenbelt, Maryland nói.
Máy đo phản xạ với bốn tia laser sẽ sử dụng các bước sóng cận hồng ngoại chiếu vào các tảng đá trên mặt của miệng núi lửa trên Mặt trăng. Một khi ánh sáng từ tia laser phản xạ lại tàu vũ trụ, điều đó có nghĩa là miệng núi lửa không có băng. Tuy nhiên, một khi ánh sáng được hấp thụ, điều đó có nghĩa là miệng núi lửa Mặt trăng có những túi băng lớn. Theo giải thích của NASA thì sự hấp thụ càng lớn, băng có thể lan rộng hơn trên bề mặt.