NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa

Theo lịch trình, phi thuyền không người lái New Horizons sẽ bay qua mặt trăng Charon của sao Diêm vương vào tháng 7/2015.
NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa

Mặt trăng Charon được phát hiện vào ngày 22/6/1978 bởi nhà thiên văn học người Mỹ James Christy (sinh năm 1938).

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 1

Sao Diêm vương và mặt trăng Charon

Charon và Pluto quay quanh nhau với chu kì 6.387 ngày. Bị lực hấp dẫn "khóa lại", 2 thiên thể này luôn luôn quay cùng một mặt về phía thiên thể còn lại. Khoảng cách trung bình giữa 2 thiên thể là 19.570 km.

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 2

Nhà thiên văn học người Mỹ James Walter Christy. Ảnh: Wikipedia

Sao Diêm Vương và mặt trăng lớn nhất của nó là Charon có một sự kết nối thú vị, tốc độ quay quỹ đạo của Charon bằng đúng với tốc độ quay quanh trục của sao Diêm Vương và vì thế hai thiên thể này luôn đối mặt với nhau tại cùng một điểm. Điều này giải thích tại sao Charon không bao giờ 'lặn' hay 'sáng' theo chu kỳ hàng tháng như Mặt trăng của Trái đất.

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 3

Mặt trăng của Trái đất với chu kỳ lặn nổi hàng tháng.

Theo lịch trình, phi thuyền không người lái New Horizons sẽ bay qua Charon và Pluto vào tháng 7/2015.

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 4

Hình ảnh ngoạn mục chụp Charon kế bên Pluto - Ảnh: NASA

Đường kính của Charon khoảng 1.207 km, bằng một nửa so với Pluto, với diện tích bề mặt vào cỡ 4.580.000 km².

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 5

Hình ảnh tàu vũ trụ không người lái New Horizons của NASA

Không giống như Pluto, với bề mặt bao phủ bởi nitrogen và băng methane, bề mặt của Charon được bao phủ bởi băng nước khó bốc hơi hơn, và có vẻ như không có khí quyển.

NASA: Tàu vũ trụ New Horizons sẽ đến mặt trăng Charon trong 2 tháng nữa - anh 6

Mặt trăng Charon

Những nghiên cứu của nhà thiên văn học người Mỹ Robin Canup vào năm 2005 cho rằng Charon có thể được tạo thành sau một vụ va chạm lớn cách đây 4,5 tỉ năm, giống như Trái Đất và Mặt Trăng.

Theo giả thuyết này, một thiên thể thuộc vành đai Kuiper khá lớn đã đâm vào Pluto với vận tốc cao, làm Pluto văng mất phần vỏ băng ở phía ngoài. Thiên thể này cũng bị vỡ ra. Từ những phần mảnh vỡ này sau đó đã kết lại tạo thành Charon. Tuy nhiên, cho đến nay, sự hình thành của Charon vẫn còn nhiều bàn cãi.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- NASA: Vật chất tối bí ẩn trên mặt trăng Europa có thể là muối biển

- Vành đai Kuiper - Nơi khởi nguồn của những sao chổi ngắn hạn

- Inge Lehmann - Người phát hiện sự tồn tại lõi trong của Trái đất

- Tại sao trong Hệ Mặt trời, sự sống chỉ tồn tại trên Trái đất?

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.