Netflix đẩy mạnh các nội dung Đông Nam Á

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các tác phẩm gốc được Netflix sản xuất tại Thái Lan, Philippines hay Indonesia đang tìm cách cạnh tranh với nội dung đến từ Hàn Quốc và Hollywood.
Netflix đẩy mạnh các nội dung Đông Nam Á

Từ loạt phim khoa học viễn tưởng đầu tiên của Indonesia, đến bộ phim về ngày tận thế zombie của Philippines, nền tảng phát trực tuyến Netflix đang mở rộng sản xuất các tác phẩm nội địa để đáp ứng nhu cầu giải trí ngày càng tăng của người dùng Đông Nam Á.

Netflix sẽ phát sóng 10 nội dung gốc từ Thái Lan trong năm nay và 6 phim từ Indonesia. Ngoài ra, các tác phẩm điện ảnh và truyền hình của nhiều nước Đông Nam Á cũng được mua bản quyền phát trực tuyến.

, nói với các phóng viên tại một sự kiện truyền thông ở Jakarta vào ngày 13/6:

“Khán giả của chúng tôi tiếp tục tăng. Điều quan trọng là chúng tôi có nhiều tựa phim đáp ứng nhu cầu của họ”, ông Rusli Eddy, giám đốc Netflix Local Originals ở Indonesia, cho biết.

Thị trường Indonesia thường bị hạn chế trong các thể loại phim kinh dị và chính kịch. Tuy nhiên, Netflix đang lên kế hoạch mở rộng nhiều thể loại như hài kịch, tội phạm kinh dị, khoa học viễn tưởng siêu nhiên.

Vừa phát hành trong tháng này là "Nightmares and Daydreams", dự án đầu tiên của Netflix với đạo diễn người Indonesia Joko Anwar, một loạt phim kinh dị khoa học viễn tưởng siêu nhiên đề cập đến nghèo đói và các vấn đề xã hội khác ở Indonesia.

Cũng ra mắt trong tháng này là "Doctor Climax", một bộ phim truyền hình dài tập Thái Lan do nhà biên kịch kiêm đạo diễn Kongdej Jaturanrasmee chỉ đạo kể về câu chuyện của một bác sĩ da liễu khó tính, nhưng ngoài giờ làm việc lại là một chuyên gia tư vấn tình dục. Cả hai loạt phim đều nhanh chóng lọt vào danh sách được xem nhiều nhất của Netflix tại hai thị trường quê nhà.

Khi Netflix gia nhập thị trường Đông Nam Á vào năm 2016, các tác phẩm Hollywood và Hàn Quốc thống trị lượng người xem trong khu vực. Nhưng các chương trình truyền hình địa phương vẫn được ưa chuộng ở các nước như Indonesia, Philippines và Thái Lan.

Một báo cáo do công ty tư vấn Media Partners Asia công bố vào tháng 5 đã chỉ ra rằng khán giả châu Á đang chuyển sang xem nội dung "cây nhà lá vườn" trên nền tảng Netflix. Trong đó các chương trình giải trí địa phương chiếm 12% tổng lượng người xem ở Đông Nam Á, vượt mặt dòng phim hoạt hình Nhật Bản (11%) .

Media Partners Asia cho biết số thuê bao trả phí cho các dịch vụ video theo yêu cầu cao cấp tiếp tục tăng ở Đông Nam Á, đạt 48,5 triệu tính đến tháng 3, tăng 3,4% so với năm trước. Tổng doanh thu đăng ký tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 381 triệu USD trong quý đầu tiên của năm 2024.

Sin Thongkongtoon, giám đốc Netflix Thái Lan Originals, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với nội dung địa phương và tiếp tục phát triển. Do đó, nội dung đang trở thành một trong những yếu tố chính thu hút khán giả đến với Netflix”.

Việc mở rộng nội dung "cây nhà lá vườn" phản ánh sự cạnh tranh khốc liệt giữa các nền tảng phát trực tuyến.

Theo MPA, ngoại trừ ở Indonesia, nơi dịch vụ phát trực tuyến nội địa Vidio dẫn đầu về số lượng người đăng ký, Netflix vẫn giữ vị trí dẫn đầu trong số các nhà cung cấp video theo yêu cầu cao cấp ở Đông Nam Á trong quý đầu của năm 2024.

Để cạnh tranh với các đối thủ, Netflix đã cắt giảm phí đăng ký ở hầu hết các quốc gia ở Đông Nam Á vào năm ngoái, với nhiều mức giá khác nhau.

Ngoài các dịch vụ phát trực tuyến như Netflix, phim nội địa cũng đang chiếm được cảm tình của khán giả Đông Nam Á. Tại Indonesia, 7 trong số 10 phim được xem nhiều nhất tại rạp trong vài tháng đầu năm 2024 đều được sản xuất trong nước.

Nhu cầu tiêu thụ nội dung nội địa ngày càng tăng của khán giả Đông Nam Á đang giúp nuôi dưỡng tham vọng của các đạo diễn trong khu vực.

“Ước mơ của tôi là có thể kể những câu chuyện thu hút sự chú ý của khán giả toàn cầu, soi sáng thế giới của chúng tôi”, Ledesma, một đạo diễn người Philippines, cho biết.

Theo Nikkei Asia
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?