Nga ghi nhận các bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm Hong Kong

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 4/11, Cơ quan Bảo vệ người tiêu dùng và sức khỏe con người LB Nga – Rospotrebnadzor - cho biết nước này đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên mắc bệnh cúm Hong Kong.
Nga ghi nhận các bệnh nhân đầu tiên nhiễm cúm Hong Kong

Thông cáo cho biết 3 trường hợp mắc bệnh đã được phát hiện ở tỉnh Tyumen. Trong khi đó, tại tỉnh Orel, một sinh viên đang học tại một trong những trường kỹ thuật xuất hiện các biểu hiện của căn bệnh này.

Bệnh cúm Hong Kong, còn gọi là H3N2, có đặc điểm là nhức đầu, sổ mũi, ho khan và sốt cao. Các triệu chứng của bệnh xuất hiện trong vòng 1-2 ngày sau khi nhiễm bệnh. Cúm Hong Kong có tên từ đại dịch năm 1968 bùng phát ở Hong Kong (Trung Quốc). Căn bệnh này sau đó đã lan rộng khắp thế giới. Các nhà khoa học nghi ngờ rằng loại virus này đã tiến hóa từ chủng cúm AH2N2 gây ra đại dịch năm 1957 tại châu Á, thông qua sự thay đổi kháng nguyên.

Đến cuối tháng 12/1968, virus đã lan rộng khắp Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia ở Tây Âu. Australia, Nhật Bản và nhiều quốc gia ở châu Phi, Đông Âu và Trung và Nam Mỹ cũng bị ảnh hưởng. Ước tính số người tử vong toàn cầu vào khoảng 1 triệu người, khoảng 100.000 trong số đó là ở Mỹ.

Mặc dù không gây tử vong lớn như dịch cúm năm 1918, H3N2 lại đặc biệt dễ lây lan, với 500.000 người bị nhiễm trong vòng 2 tuần kể từ trường hợp được báo cáo đầu tiên tại Hong Kong. Trước khi được tiêm vaccine phòng ngừa, chính phủ các quốc gia rút kinh nghiệm từ dịch cúm Tây Ban Nha, cùng đồng thời thực hiện một loạt biện pháp cách ly, phong tỏa và vệ sinh môi trường sống của người dân.

Đại dịch nhanh chóng được đẩy lùi vào năm 1970 và đã giúp cộng đồng y tế toàn cầu hiểu được vai trò quan trọng của việc tiêm phòng trong việc ngăn chặn sự bùng phát trong tương lai.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.