Ngành dệt may lo mất 30-40% đơn hàng xuất khẩu

CEO Vinatex dự báo 6 tháng cuối năm, rất khó để duy trì 100% việc làm cho toàn bộ lao động ngành dệt may. Trong khi đó, xuất khẩu mặt hàng này có thể giảm khoảng 30-40%.
6 tháng cuối năm được dự báo sẽ là thời gian khó khăn của ngành dệt may khi đơn hàng xuất khẩu thiếu hụt. Ảnh: Hoàng Hà.
6 tháng cuối năm được dự báo sẽ là thời gian khó khăn của ngành dệt may khi đơn hàng xuất khẩu thiếu hụt. Ảnh: Hoàng Hà.

Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Lê Tiến Trường mới đây đã chia sẻ một số khó khăn của ngành dệt may 6 tháng đầu năm và thách thức đến cuối năm.

Ông Trường cho biết với riêng Vinatex, tổng doanh thu hợp nhất ước giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lợi nhuận hợp nhất ước giảm 25%. Tuy nhiên, đây vẫn là mức giảm thấp hơn so với dự báo trước đó.

Vị này cho biết đa số các đơn vị thành viên vẫn tạo ra lợi nhuận, ngoại trừ các doanh nghiệp ngành sợi. Nguyên nhân do khó khăn kéo dài về thị trường và ảnh hưởng nặng nề bởi căng thẳng Mỹ - Trung.

Vinatex vẫn có nguồn hàng kéo lại, đó là các sản phẩm khẩu trang và PPE (trang bị bảo hộ cá nhân) nói chung. Điều đó giúp các cơ sở sản xuất chưa bị lâm vào tình trạng thiếu việc làm trầm trọng, vẫn có thanh khoản tốt do bán hàng khẩu trang và PPE chủ yếu thu tiền trực tiếp, kể cả ứng trước. Ông này cho biết 100% nhân viên vẫn có việc.

Tuy nhiên, khi nói về 6 tháng cuối năm, ông Trường cho biết rất thách thức. Cụ thể, vị này cho biết thị trường và nhu cầu PPE đang và sẽ thu hẹp rất nhanh. Đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu này sẽ gần như trở về mức cầu bình thường từ tháng 9.

Trong khi đó tại Việt Nam, việc các nhà sản xuất ồ ạt sản xuất mặt hàng này trong giai đoạn vừa qua đã dẫn tới nguồn cung lớn hơn cầu. Giá cả đã tới giới hạn của chi phí. Mặt hàng PPE không còn dễ tiêu thụ và mang lại hiệu quả. Việc trông đợi vào nhu cầu PPE như 6 tháng đầu năm là không còn thực tế.

Ông Trường cũng phân tích dịch bệnh trên thế giới có giảm tốc nhưng chưa chấm dứt và cũng khó dự báo về thời gian trở lại bình thường. Các quốc gia đưa ra lệnh chấm dứt giãn cách, không bắt buộc sử dụng khẩu trang nữa nhưng việc làm và thu nhập vẫn chưa phục hồi. Điều này có tác động đến mức cầu hàng hóa tiêu dùng.

Theo nghiên cứu, ngân sách dành cho hàng may mặc rất hạn chế trong giai đoạn hiện nay. Xu thế tiêu dùng ít đi, sử dụng các mặt hàng cơ bản nhiều hơn, hạn mức mua sắm thấp đi… sẽ chi phối thị trường thời trang trong thời gian tới.

Hơn nữa, việc tổng cầu giảm sẽ đẩy cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia sản xuất dệt may trở nên khốc liệt hơn, giá thấp hơn, áp lực của người mua lớn hơn.

Do đó, CEO Trường dự báo trong 6 tháng cuối năm thị trường xuất khẩu có nguy cơ giảm 30-40% so với năm trước. Giá bán cũng sẽ chịu áp lực giảm, thời gian thanh toán kéo dài hơn, áp lực dòng tiền lớn hơn sẽ là chủ đề chi phối hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc biệt, ông dự báo việc làm không đủ cho toàn bộ hệ thống, thấp hơn cả mức có thể san sẻ của người lao động cho nhau để duy trì 100% việc làm. 

Trong bối cảnh này, ông Trường cho rằng cần triển khai giải pháp để có thể phục vụ được các mặt hàng cơ bản cho khách hàng và chấp nhận phương án sản xuất linh hoạt, không chuyên môn hóa trong ngắn hạn; tiếp tục tập trung tiết kiệm chi phí, nâng cao năng lực cạnh tranh; chấp nhận cạnh tranh và sản xuất trong điều kiện khó khăn để duy trì hệ thống.

Theo Zing
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.