Ngành thủy sản Nhật Bản thiệt hại sau lệnh cấm của Trung Quốc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc Trung Quốc ngừng nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản để đáp trả việc xả nước thải phóng xạ ra Thái Bình Dương đã giáng một đòn mạnh vào ngành thủy sản Nhật Bản khi nước này đang tìm cách mở rộng thị trường nước ngoài.
Ngành thủy sản Nhật Bản thiệt hại sau lệnh cấm của Trung Quốc

Chính quyền Bắc Kinh hôm thứ Năm tuyên bố sẽ đình chỉ tất cả việc nhập khẩu thủy sản Nhật Bản trong một thời gian không xác định. Kể từ thảm họa sóng thần và động đất năm 2011, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu hầu hết các sản phẩm thực phẩm từ các tỉnh gần Fukushima.

Bộ trưởng Thủy sản Nhật Bản Nomura Tetsuro cho biết trong cuộc họp báo vào sáng thứ Sáu rằng phản ứng của Trung Quốc “đi ngược lại động thái toàn cầu nhằm bãi bỏ quy định và loại bỏ các hạn chế đối với nhập khẩu thực phẩm từ Nhật Bản và rất đáng thất vọng”.

Được bao quanh bởi biển, Nhật Bản từng là một trong những quốc gia đánh bắt thủy sản hàng đầu, cùng với các nước như Ấn Độ, Indonesia và Việt Nam.

Vào những năm 1980, Nhật Bản tự hào về sản lượng đánh bắt lớn nhất thế giới. Khi thị trường nội địa bị thu hẹp do các yếu tố như dân số giảm và thay đổi trong chế độ ăn uống, nước này đã đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm thủy sản.

Theo thống kê của Cơ quan Thủy sản Nhật Bản, tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm thủy sản năm 2022 đạt khoảng 387 tỷ yên (2,6 tỷ USD) và có xu hướng tăng trong nhiều năm qua.

Khi thị trường hải sản châu Á mở rộng, lượng thủy sản cập bến Trung Quốc chiếm 22,5% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó sò điệp và cá ngừ là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Khi nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi xả nước thải phóng xạ, Trung Quốc vào tháng trước đã bắt đầu kiểm tra toàn diện các sản phẩm thủy sản của Nhật Bản để tìm chất phóng xạ. Việc ngày càng nhiều sản phẩm hải sản bị giữ lại tại hải quan Trung Quốc khiến hoạt động xuất khẩu cá tươi và các sản phẩm thủy sản khác từ Nhật Bản bị đình trệ.

Ngoài Trung Quốc đại lục, Hồng Kông hôm thứ Năm đã bắt đầu lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ 10 quận gần Fukushima. Hồng Kông là điểm đến xuất khẩu thủy sản lớn thứ hai của Nhật Bản, sau Trung Quốc.

Ông Fuse Taichi, Giám đốc điều hành của Fuse Syouten, một công ty chế biến thủy sản ở tỉnh Miyagi, phía bắc Fukushima, cho biết các doanh nghiệp thủy sản Nhật Bản sẽ gặp trở ngại khi tuyến xuất khẩu sang Hồng Kông bị cắt đứt.

Theo thống kê thương mại Nhật Bản, tổng lượng thực phẩm xuất khẩu sang Trung Quốc trong tháng 7 đã giảm 24% so với cùng tháng năm ngoái, cho thấy các hạn chế đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng.

Thống kê từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đã nhập khẩu cá và các sản phẩm biển khác trị giá 234 triệu nhân dân tệ (32 triệu USD) từ Nhật Bản trong tháng 7, giảm 29% so với một năm trước đó.

Homma Takayuki - nhà kinh tế trưởng của công ty Sumitomo Corporation Global Research, nhận định sau khi Trung Quốc tuyên bố đình chỉ nhập khẩu toàn diện: “Một số nhà khai thác Nhật Bản có thể mất thị trường do dư nguồn cung”.

Ngoài ra, việc các nhóm khách du lịch Trung Quốc có thể tránh đến Nhật Bản hoặc ăn hải sản trong thời gian tới đây nghỉ dưỡng. “Sự trì trệ trong hoạt động kinh doanh du lịch trong nước cũng sẽ là một mối lo ngại", ông Homma chỉ ra.

Công ty nghiên cứu Teikoku Databank hôm thứ Sáu cho biết khoảng 700 nhà xuất khẩu thực phẩm Nhật Bản sẽ bị ảnh hưởng bởi các hạn chế của Trung Quốc, đồng thời lưu ý rằng Trung Quốc là thị trường lớn nhất đối với nhiều nhà xuất khẩu Nhật Bản.

Nhật Bản đặt mục tiêu tăng cường giá trị xuất khẩu thủy sản lên 1,2 nghìn tỷ yên vào năm 2030. Các nhà chức trách nước này nhận định, trong bối cảnh không chắc chắn về thời gian cấm vận của Trung Quốc, có thể cần phải chuyển hướng xuất khẩu sang nơi khác.

Nhưng điều đó không hề dễ dàng, chuyên gia Homma cho rằng các thị trường Mỹ và châu Âu khó mà thay thế được Trung Quốc và Hồng Kông.

Trong khi đó, tác động của các biện pháp hạn chế nhập khẩu của Trung Quốc không chỉ giới hạn ở ngành thủy sản Nhật Bản, các nhà nhập khẩu ở Trung Quốc cũng cảm nhận được tác động.

“Chúng tôi bị ảnh hưởng khá nặng nề”, quản lý của một doanh nghiệp nhập khẩu thủy sản Trung Quốc chia sẻ tại hội chợ thủy sản quốc tế ở Thượng Hải trong tuần này, đồng thời cho biết công ty của cô hiện đang tìm kiếm Australia, New Zealand và Tây Ban Nha để lấp đầy khoảng trống.

Theo Nikkei Asia
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Đường sắt Việt Nam tiếp tục xảy ra sự cố tàu hoả trật bánh
(Ngày Nay) - Ngày 1/11/2024, trên tuyến đường sắt vào ga Hải Vân Nam (TP. Đà Nẵng) tiếp tục xảy ra vụ trật bánh tàu khiến 3 toa hàng lật, gây ách tắc đoạn tuyến qua đèo Hải Vân. Trước đó, đường sắt Việt Nam đã liên tiếp xảy ra nhiều sự cố tương tự, mà các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân cần xem xét về yếu tố chất lượng, niên hạn toa tàu, nhất là toa tàu hàng.