Theo Văn phòng Liên hợp quốc về Giảm thiểu rủi ro thiên tai (UNDRR), trong giai đoạn 2000 đến 2019, đã có 7.348 thiên tai lớn ghi nhận cướp đi sinh mạng của 1,23 triệu người, ảnh hưởng đến 4,2 tỷ người (nhiều địa phương đã phải đối mặt với nhiều đợt thiên tai), thiệt hại cụ thể khoảng 2,97 USD còn thiệt hại gián tiếp lên kinh tế toàn cầu nghìn tỷ.
Năm 2020 được đánh dấu bởi đại dịch COVID-19 - một dịch bệnh đã thay đổi đáng kể công việc của hầu hết các tổ chức và cuộc sống của mọi người. Tính đến đầu tháng 10/2020, Tổ chức Y tế Thế giới ghi nhận hơn 34,8 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có một triệu ca tử vong. Nhiều quốc gia đã ứng phó nhanh chóng với đại dịch, nhưng không phải tất cả các quốc gia đều có thể lường trước các rủi ro sinh học trong chiến lược giảm thiểu rủi ro thiên tai của quốc gia và địa phương.
Ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2020 tiếp tục tập trung vào chiến dịch “Sendai Seven”, nhấn mạnh vào bảy mục tiêu của Khung Sendai về Giảm nhẹ rủi ro thiên tai giai đoạn 2015-2030. Năm nay sẽ tập trung vào Mục tiêu (e) của Khung Sendai - tăng đáng kể số lượng các quốc gia có chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai cấp quốc gia và địa phương vào năm 2020.
Ý tưởng kỷ niệm Ngày Quốc tế Giảm nhẹ rủi ro thiên tai 2020 ở Trung Á nhằm nâng cao nhận thức, phát triển tiềm năng của thanh niên và thu hút họ tham gia vào công tác khoa học và chính sách giảm thiểu rủi ro thiên tai (DRR).
Vào ngày 16/10, một sự kiện đã được Văn phòng UNESCO Almaty hợp tác với UNDRR, Trung tâm ứng phó Các tình huống khẩn cấp và Giảm thiểu rủi ro thiên tai ở Almaty (CESDRR) và Mạng lưới Thanh niên Ứng phó với Thảm họa và Biến đổi Khí hậu ở Trung Á (DACRYN) tổ chức. Sự kiện này tập trung vào việc thực hiện Khung Sendai, đặc biệt vào việc nâng cao nhận thức của thanh niên về giảm nhẹ rủi ro thiên tai và sự tham gia của thanh niên trong thực hành DRR. Sự kiện này cũng đề cập đến các phương pháp tối ưu nhất để thu hút sự tham gia của thanh niên vào DRR ở cấp địa phương.
Tại Việt Nam, trong 10 năm qua, đã có hơn 3.600 người chết và mất tích, thiệt hại khoảng 288.000 tỷ đồng do các loại hình thiên tai như bão, lũ, lũ quét, hạn hán và sạt lở đất. Làm gì để giảm thiểu những thiệt hại do thiên tai gây ra là một vấn đề nhận được sự quan tâm chia sẻ của nhiều tổ chức quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là cộng đồng các nước ASEAN.
Năm 2020 cũng là năm Việt Nam là Chủ tịch luân phiên của ASEAN. Liên quan đến trách nhiệm trong quản lý thiên tai, Việt Nam đã chủ động chia sẻ kinh nghiệm trên các diễn đàn của Ủy ban ASEAN về giảm thiểu rủi ro thiên tai, cùng với đó cam kết bằng mọi nguồn lực sẽ giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng do thiên tai gây ra trong thời gian tới.