Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Phát biểu tại buổi lễ, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Thanh Hải nhấn mạnh, đây là sự kiện nhằm tôn vinh giá trị của sách trong cuộc sống. Đọc sách không chỉ giúp mọi người hiểu sâu hơn về thế giới xung quanh, mà còn là một biện pháp tuyệt vời để giải trí và tìm kiếm động lực để sống tốt hơn. Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức là hoạt động có ý nghĩa, thu hút và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động đọc, lan tỏa giá trị từ việc đọc đến cộng đồng, hướng đến phát triển văn hóa đọc bền vững, xây dựng xã hội học tập, khơi dậy khát vọng cống hiến nhằm phát triển đất nước phồn vinh trong mỗi người Việt Nam.

Ngày Sách và Văn hóa đọc năm nay sẽ có nhiều hoạt động thiết thực như: trưng bày khoảng 200 bản sách, tài liệu viết về Huế; triển lãm 30 bức tranh “Huế và áo dài trong mắt trẻ thơ” từ cuộc thi thiếu nhi vẽ tranh theo sách do Thư viện Tổng hợp tỉnh tổ chức; cuộc thi Giới thiệu sách dành cho học sinh Trung học cơ sở hưởng ứng Festival Huế 2024 với chủ đề “Huế đẹp và thơ”; tặng sách cho các thư viện công cộng, các thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng và các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh... Ngoài ra, Thư viện Tổng hợp tỉnh cũng tổ chức khởi động “Tuần lễ đọc sách - học tập suốt đời” đến các trường Tiểu học, Trung học cơ sở với hình thức xem phim 3D, đọc sách, tổ chức các hoạt động vui khỏe, vui học... cho các học sinh ngay tại thư viện.

Dịp này, Ban Tổ chức đã giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế là “Huế - Kinh đô diệu kỳ” tập 1, tập 2. Hai tập này là tuyển tập gồm 40 bài nghiên cứu, khảo cứu đặc sắc về văn hóa cung đình Huế của các học giả thuộc Hội Đô Thành Hiếu Cổ (Association des amis du vieux Hué) đã từng in ấn trong Tập san của Hội trước năm 1945 bằng tiếng Pháp. Nhận thấy đây là một công trình có giá trị, Tủ Sách Huế đã phối hợp với Nhà xuất bản Thuận Hóa tổ chức biên tập, hiệu đính để nâng cao chất lượng về nội dung; đồng thời, nghiên cứu trình bày lại để sách có hình thức đẹp và phù hợp hơn.

Thời gian qua, Thừa Thiên - Huế đã tích cực triển khai nhiều hoạt động nhằm tôn vinh giá trị sách, nâng cao thói quen và kỹ năng đọc sách cho mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng. Tỉnh đã hình thành Tủ sách Huế để giới thiệu, quảng bá hình ảnh địa phương qua sách, phát triển văn hóa đọc; giới thiệu các cuốn sách quý; hình thành bộ quà tặng có ý nghĩa văn hóa của vùng đất Cố đô, xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học cho việc nghiên cứu Thừa Thiên - Huế trên tất cả lĩnh vực… “Huế - Kinh đô diệu kỳ” là đầu sách thứ 10 của Tủ Sách Huế, hứa hẹn là món quà có ý nghĩa với độc giả, đặc biệt là những người yêu và gắn bó với Huế trong nhiều năm qua.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.