Nghệ sĩ và những trò đùa phản cảm: Ranh giới giữa hài hước và thô tục

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Trong thời đại mạng xã hội, nơi mà các hành động và lời nói có thể lan truyền một cách nhanh chóng, các nghệ sĩ nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện bất kỳ hành vi nào, đặc biệt là những hành vi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khán giả trẻ.
Lê Dương Bảo Lâm trong một lần LiveStream.
Lê Dương Bảo Lâm trong một lần LiveStream.

Mớm cơm trên livestream

Mới đây, nam diễn viên Lê Dương Bảo Lâm gây ra làn sóng chỉ trích dữ dội khi thực hiện hành động mớm cơm cho bạn diễn Võ Tấn Phát ăn trong phiên livestream trên Tiktok. Ngay khi hành động diễn ra, diễn viên hài nhận về vô số gạch đá, phần đông cho rằng dù là đùa giỡn cũng không thể chấp nhận vì thái quá và mất vệ sinh.

Thúy Diễm – 22 tuổi, một khán giả thường xuyên theo dõi các livestream của nam diễn viên hài cho biết, khi xem đến đoạn mớm cơm cảm thấy quá kém duyên, chưa kể xét về mặt vệ sinh và sức khỏe, hành động này tiềm ẩn nguy cơ lây lan bệnh tật thông qua tiếp xúc nước bọt.

Anh Trần Hải – 48 tuổi, ngụ Tân Bình chia sẻ, khi vào phòng kiểm tra xem con trai đang là học sinh lớp 8 đã làm bài tập xong chưa thì thấy con đang coi livestream của mấy nghệ sĩ trẻ, vô tình nhìn thấy những hành động, trò đùa phản cảm ngay trên sóng trực tuyến làm anh không khỏi lo lắng. Những hành động này khi được phát sóng rộng rãi trên nền tảng mạng xã hội có thể truyền tải những thông điệp sai lệch về chuẩn mực đạo đức, vệ sinh và sự an toàn cá nhân.

Nhiều khán giả khác kịch liệt phản đối hành động quá đà và lố lăng, làm giảm giá trị hài hước của các chương trình và ảnh hưởng tiêu cực đến lớp trẻ. Trong thời đại mà giới trẻ thường theo dõi và học hỏi từ các thần tượng, những hành động như trên có thể khiến thanh thiếu niên hiểu sai về tiêu chuẩn văn hóa trong xã hội.

Đây không phải lần đầu tiên cái tên Lê Dương Bảo Lâm tạo ra làn sóng chỉ trích, trước đó nam diễn viên này cũng có những hành động gây phản ứng như thường xuyên thực hiện các chiêu trò gây sốc trên livestream nhằm thu hút sự chú ý, giả ngất, khóc lóc, hoặc kể những câu chuyện cá nhân đầy kịch tính để tăng lượt xem và tương tác. Ngoài ra, Lê Dương Bảo Lâm cũng từng gây nhiều phẫn nộ khi đáp trả các bình luận của khán giả bằng ngôn từ thô tục, thiếu văn minh.

Hay như Negav, một rapper nổi tiếng mới đây đã gây tranh cãi lớn với phát ngôn cổ súy việc nghỉ học giữa chừng trong buổi biểu diễn trước đông đảo khán giả. Cụ thể, khi tham gia chương trình Anh trai “say hi” ở TP.HCM, nam rapper đã phát biểu: “Khi em đứng đây, em chỉ muốn nói với mẹ em là mẹ ơi, mẹ thấy đúng khi cho con nghỉ học chưa?”. Phát ngôn nhanh chóng trở thành chủ đề bàn luận trong giới trẻ về việc có thể bỏ học sớm để thành công.

Các chuyên gia giáo dục và văn hóa cho rằng lời nói của Negav có thể cổ vũ cho tinh thần xem nhẹ học vấn, khiến một bộ phận giới trẻ tin rằng việc bỏ học là con đường dẫn tới thành công nhanh chóng. Các chuyên gia văn hóa giáo dục nhấn mạnh rằng việc học không chỉ là để lấy bằng cấp mà còn giúp hình thành nhân cách, biết cách ứng xử và trân trọng những giá trị tốt đẹp trong cuộc sống. Bằng cấp chỉ là một phần nhỏ của quá trình học tập và phát ngôn của Negav có thể gây hiểu lầm và lan tỏa tinh thần tiêu cực này trong giới trẻ​.

Hệ lụy đối với giới trẻ

Theo chuyên gia tâm lý Lê Thị Minh Hoa, những hành động hoặc lời nói không đúng mức của một số nghệ sĩ trẻ trên các nền tảng mạng xã hội có thể gây ra nhiều hệ lụy tiêu cực đối với giới trẻ, cả về nhận thức lẫn hành vi.

Giới trẻ - những người còn đang trong quá trình hình thành nhân cách, có xu hướng học theo những hành vi từ người nổi tiếng mà họ ngưỡng mộ. Hành động mớm cơm có thể bị hiểu nhầm là một việc bình thường hoặc hài hước, trong khi nó thực tế là không phù hợp về mặt văn hóa, thiếu tôn trọng các chuẩn mực xã hội về vệ sinh và sự riêng tư, có thể dẫn đến việc giới trẻ dần coi nhẹ các quy tắc ứng xử chuẩn mực trong cộng đồng​.

Nghệ sĩ và những trò đùa phản cảm: Ranh giới giữa hài hước và thô tục ảnh 1

Thạc sĩ Lê Thị Minh Hoa - Chuyên gia tâm lý.

Khuyến khích sự hài hước thiếu lành mạnh là một ví dụ rõ ràng của việc sử dụng hài hước một cách lệch lạc. Giới trẻ có thể bị cuốn vào các xu hướng hoặc hành vi phản cảm, dẫn đến sự xuống cấp trong chất lượng nội dung hài kịch trên mạng xã hội, đồng thời tác động xấu đến cách mà giới trẻ tiếp cận sự hài hước.

Các hành vi phản cảm trên mạng xã hội được thực hiện bởi những cá nhân có lượng người theo dõi lớn dẫn tới giới trẻ có thể coi đây là một xu hướng hoặc thử thách và tham gia vào những hành động tương tự, làm tăng khả năng lan truyền những giá trị sai lệch.

Việc tiếp xúc trực tiếp qua nước bọt trong hành vi mớm cơm có thể là môi trường lây truyền các bệnh truyền nhiễm, như vi khuẩn hoặc virus. Khi giới trẻ tiếp thu hành động này mà không nhận thức rõ về rủi ro có thể coi thường những biện pháp giữ vệ sinh cá nhân và sức khỏe cộng đồng​.

Những hành động như vậy không chỉ làm tổn hại đến hình ảnh của người nổi tiếng mà còn tác động xấu đến giới trẻ, cần phải được chấn chỉnh.

TIN LIÊN QUAN
 Tên lửa Iran được phóng trong một cuộc diễn tập quân sự ở miền Nam nước này ngày 19/1/2024. Ảnh: AFP/TTXVN.
Chiến lược "Vành đai lửa" của Iran đang sụp đổ?
(Ngày Nay) - Sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel ngày 7/10/2023, chiến lược "vành đai lửa" của Iran đang đứng trước nguy cơ sụp đổ. Các lực lượng dân quân thân Tehran như Hamas, Hezbollah bị suy yếu, đồng minh Syria thay đổi chính quyền, trong khi chương trình hạt nhân bị đe dọa đã khiến tham vọng ở Trung Đông của Tehran bị lung lay.
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
Chủ tịch nước Lương Cường trao Quyết định phong hàm Đại sứ
(Ngày Nay) - Sáng 2/1, trong không khí vui tươi của ngày đầu năm mới, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã trao Quyết định phong hàm Đại sứ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam cho các đồng chí cán bộ, công chức của Bộ Ngoại giao được phong hàm Đại sứ năm 2024.
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
100% cơ sở khám, chữa bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng Sổ sức khỏe điện tử ​
(Ngày Nay) - Sau 55 ngày đêm phát động Chiến dịch “Triển khai hiệu quả Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VNeID”, đến ngày 31/12/2024, 100% cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức các hoạt động hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID và sử dụng Sổ sức khỏe điện tử.
Đoạn phim hướng đến giới trẻ - độ tuổi dễ bị chi phối bởi những nội dung giải trí.
"Lướt đến lúc" – Hồi chuông thức tỉnh Gen Z giữa kỷ nguyên nội dung ngắn
(Ngày Nay) - Phim ngắn “Lướt Đến Lúc” là sản phẩm truyền thông do nhóm sinh viên thuộc lớp Ảnh Báo Chí K44 thuộc Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền thực hiện, tác phẩm lấy cảm hứng từ thực trạng cuộc sống khi con người bị lôi cuốn, thu hút bởi những nội dung ngắn (shorts, reels,..) trên các nền tảng mạng xã hội.