Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới nằm trên sa mạc khô cằn ở căn cứ Không quân Davis-Monthan, ngoại ô thành phố Tucson, bang Arizona, Mỹ.
Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới

Đây là nguồn cung cấp phụ tùng thay thế và lượng kim loại khổng lồ để phục vụ các yêu cầu khác.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 1

Quân đội vẫn phải đầu tư nhân lực và các nguồn lực khác cho những máy bay cũ dù chúng không còn phục vụ đất nước.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 2

Đơn vị Tái sử dụng và Bảo trì hàng không vũ trụ số 309, ra đời vào năm 1946 từ Đơn vị Không quân số 4105. chịu trách nhiệm lưu giữ những chiến đấu cơ từng chiến đấu trong Thế chiến thứ hai.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 3

Khí hậu khô, ít mưa ở sa mạc là điều kiện lý tưởng để bảo quản máy móc, các thiết bị điện tử và thân máy bay trong tình trạng tốt nhất, trong khi mặt đất luôn rất cứng để máy bay không lún.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 4

Nhiều công nhân dân sự đảm nhận công việc tháo dỡ máy bay chiến đấu cũ. Phil Kovaric (phải) và Dennis Varney - hai người thợ - đang cố gắng tháo một giá treo tên lửa trên phi cơ F-4 Phantom. Sau khi tháo toàn bộ thiết bị cần thiết, công nhân sẽ đưa phi cơ tới một nơi khác để lấy kim loại.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 5

Các hoạt động bảo dưỡng hay tháo dỡ bộ phận máy bay diễn ra hàng ngày ở khu vực có diện tích hơn 1.000 ha. Quân đội Mỹ liên tục đưa phi cơ tới đây sau khi loại chúng. Nhiều chiếc vẫn hoạt động tốt.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 6

Một phi cơ CH-46 Sea Knight không còn cánh quạt. Nó nằm nhiều năm ở nghĩa địa nhưng vẫn chưa tới lượt "hóa kiếp".

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 7

Một máy bay tuần thám, săn ngầm P-3C Orion của Hải quân Mỹ. Nhân viên nhóm 309 đang buộc dây cáp vào vị trí gần cánh đuôi máy bay.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 8

Máy bay ném bom chiến lược B-52G trong quá trình tháo dỡ. Không quân Mỹ loại nhiều "pháo đài bay" khỏi biên chế sau khi ký thỏa thuận giảm vũ khí với Nga trong thời hậu Chiến tranh Lạnh. Công nhân tháo phần đuôi của những chiếc B-52 phần cánh đuôi để đảm bảo chúng thực sự ngừng hoạt động. Tuy nhiên, Không quân Mỹ mới đưa một phi cơ B-52 trở lại biên chế sau khi để nó trên sa mạc trong nhiều năm.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 9

Công nhân lắp khóa cánh lái trên đuôi một máy bay vận tải chiến lược Lockheed C-5 Galaxy.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 10

Chiến đấu cơ lừng danh F-16 Fighting Falcons được bọc trong một lớp sơn đặc biệt để phi cơ không hỏng. Đây là mẫu máy bay phổ dụng nhất của phương Tây. Không quân Mỹ đã ngừng mua F-16. Kỹ sư sửa chữa và lắp hệ thống điều khiển từ xa trên những phi cơ F-16 mà quân đội loại khỏi biên chế để chúng trở thành máy bay mục tiêu.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 11

Người ta chế tạo những thiết bị chuyên dụng để giúp máy bay cố định tại nơi đỗ.

Nghĩa địa máy bay quân sự lớn nhất thế giới - anh 12

Lính Mỹ đánh bài trong thời gian nghỉ giải lao. Họ đang sửa một chiếc F/A-18, máy bay chuyên trách trên tàu sân bay, để nó có thể hoạt động trở lại.

Theo Zing News

>>> Xem thêm:

- FBI: Tin tặc 'sa lưới' vì khoe 'cuỗm' máy bay bằng máy tính

- Tiếp viên hé lộ những bí mật khủng khiếp trên máy bay

- Mỹ điều máy bay ném bom B-1 đến Australia răn đe Trung Quốc

Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án Nepal ra lệnh hạn chế giấy phép leo núi Everest
Tòa án tối cao Nepal vừa ra lệnh hạn chế số lượng giấy phép leo núi đối với đỉnh núi Everest và các đỉnh núi khác. Quyết định này được đưa ra ngay trước thềm mùa leo núi mùa xuân, thời điểm thu hút hàng trăm nhà thám hiểm đổ về dãy Himalaya.
Nhiều khu vực có mưa và dông
Nhiều khu vực có mưa và dông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy vân Quốc gia, ngày và đêm 4/5, trên cả nước nhiều khu vực có mưa và dông, cục bộ có mưa to.
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Nhật Bản: Khó khăn trong quảng bá sản phẩm địa phương do chữ viết
Chính quyền tỉnh Ibaraki đã gặp khó khăn trong việc quảng bá đặc sản thịt bò Hitachiwagyu của địa phương, sau khi một cuộc khảo sát cho thấy một tỷ lệ đáng kể thanh niên Nhật Bản không thể đọc được các ký tự chữ Hán (kanji) trong tên của thương hiệu thịt bò này.