Các nhà khoa học đã duy trì được cuộc sống của hai con khỉ đầu chó trong hơn sáu tháng (dài hơn gấp 3 lần những nỗ lực trước đó) sau khi thực hiện ghép tim lợn cho chúng.
Những con khỉ vẫn khỏe mạnh khi thí nghiệm kết thúc và các chuyên gia cho biết sự thành công của nghiên cứu có thể dẫn đến các quy trình tương tự đối với con người.
Trong nghiên cứu, được công bố trên tạp chí Nature, các nhà khoa học đã biến đổi gen của tim lợn để giảm nguy cơ phản ứng miễn dịch. Đồng thời, họ cũng cho khỉ đầu chó sử dụng thuốc để ngăn chặn sự đào thải và không cho phép cơ quan cấy ghép phát triển quá lớn.
Các thí nghiệm cấy ghép trước đây giữa các loài chỉ kéo dài được 57 ngày. Nhưng một trong những con khỉ đầu chó được nhóm nghiên cứu của Đại học Munich, Đức do bác sĩ phẫu thuật Bruno Reichart dẫn đầu tiến hành phẫu thuật cấy ghép đã sống được 195 ngày sau phẫu thuật.
Christopher McGregor, Giáo sư Phẫu thuật Tim tại Đại học College London, đã ca ngợi nghiên cứu này là một cột mốc quan trọng. Còn giáo sư Jeremy Pearson, thuộc Tổ chức Tim mạch Anh, cho biết: Các nhà nghiên cứu đã dành hàng thập kỷ để giải quyết vấn đề thiếu tim này. Sử dụng tim lợn là một khả năng, nhưng sẽ còn cả một chặng đường dài để vượt qua những rào cản an toàn.
Nghiên cứu mới này đưa chúng ta tiến một bước gần hơn đến việc sử dụng tim lợn để cấy ghép cho người.
Nghiên cứu đột phá: Ghép tim lợn cho khỉ
Sau một nghiên cứu đột phá, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, tim lợn có thể sẽ sớm được sử dụng để ghép cho những người có vấn đề về tim mạch.
Các nhà khoa học đã thành công khi ghép tim lợn vào khỉ đầu chó. (Ảnh minh họa) |
Theo Tiền Phong