Người dân châu Âu lo ngại AI trong can thiệp bầu cử

(Ngày Nay) - Ngày 21/10, theo một báo cáo mới được công bố, phần lớn người dân châu Âu lo ngại về việc Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể can thiệp vào kết quả bầu cử, song vẫn bày tỏ tin tưởng khi công nghệ này được lực lượng cảnh sát và quân đội sử dụng cho hoạt động giám sát.
Người dân châu Âu lo ngại AI trong can thiệp bầu cử

Nghiên cứu "European Tech Insights" do Đại học IE ở Tây Ban Nha thực hiện đã khảo sát hơn 3.000 người tại 10 quốc gia châu Âu. Kết quả cho thấy 67% người dân khu vực này lo sợ tin tặc có thể can thiệp đến kết quả bầu cử, và hơn 30% số người được hỏi tin rằng AI có ảnh hưởng đến quyết định bỏ phiếu của họ. Người dân tại Vương quốc Anh và Tây Ban Nha thuộc nhóm đối tượng ít tin tưởng vào AI trong bầu cử nhất với tỷ lệ lần lượt là 54% và 51%.

Các chuyên gia đã cảnh báo về thông tin sai lệch liên quan trong các cuộc bầu cử ở châu Âu. Một cuộc bầu cử tại Slovakia vào năm 2023 đã ghi nhận việc xuất hiện những đoạn ghi âm được AI tạo ra, giả mạo giọng nói của một ứng cử viên đang thảo luận về cách gian lận phiếu bầu.

"Lo ngại của công chúng về ảnh hưởng của AI trong việc định hình kết quả bầu cử đang ngày càng gia tăng. Dù chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy sự tác động đáng động đáng kể đến kết quả bầu cử, nhưng AI đã làm tăng mối lo ngại về thông tin sai lệch và deepfake trong các cuộc bầu cử trên phạm vi toàn cầu", ông Carlos Luca de Tena, Giám đốc điều hành Trung tâm Quản trị Thay đổi IE, cho biết.

Người châu Âu dưới 35 tuổi cho thấy thái độ tích cực hơn, khi 34% trong số họ bày tỏ sự tin tưởng khi sử dụng một ứng dụng AI để bỏ phiếu cho các ứng cử viên chính trị.

Trong khi đó, các nhóm cử tri lớn tuổi hơn ít tin tưởng công nghệ này. Chưa đến 30% số người trong nhóm tuổi từ 35 - 44 cho biết họ sẽ tin tưởng công cụ bỏ phiếu bằng AI, và chỉ 9% người từ 65 tuổi trở lên nói rằng họ sẽ tin tưởng nó.

Ngoài ra, khoảng 75% số người được khảo sát ủng hộ việc sử dụng AI trong hoạt động của cảnh sát và quân đội như nhận diện khuôn mặt và dữ liệu sinh trắc học.

Điều này diễn ra bất chấp các quy định nghiêm ngặt về dữ liệu của châu Âu, bao gồm Quy định Bảo vệ Dữ liệu Chung (GDPR), quy định việc sử dụng và lưu trữ dữ liệu người dùng.

Tuy nhiên, đối với các vấn đề nhạy cảm như quyết định ân xá, khoảng 64% người châu Âu cho biết họ phản đối việc sử dụng AI.

Theo Euronews
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).