Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa'

(Ngày Nay) - Khi khói đen bốc lên bầu trời, Shiva Karout bước ra khỏi phòng tập thể dục cùng mọi người để theo dõi vụ hỏa hoạn. Phòng tập thể dục của anh nằm ngay bên kia đường cao tốc ven biển, họ chỉ đơn giản không biết điều gì sắp xảy ra.
Nhiều tòa nhà tại Beirut bị hư hỏng hoàn toàn sau vụ nổ. Ảnh: AP
Nhiều tòa nhà tại Beirut bị hư hỏng hoàn toàn sau vụ nổ. Ảnh: AP

Sau đó, một một tiếng nổ làm rung chuyển đường phố, sự tò mò chuyển sang sợ hãi khi nhận ra mình đang ngay sát tâm chấn.

"Chúng tôi đã có một chút sợ hãi, rồi tất cả đều chạy thúc mạng vào trong nhà sau khi nghe thấy tiếng nổ", Karout kể lại. "Sau vài phút căng thẳng trôi qua, một người quá hoảng loạn rồi chạy ra ngoài, tôi vội vã đuổi theo anh ta",

Và đúng lúc đó, Karout nghe thấy một tiếng một âm thanh khủng khiếp, kế sau đó là một đám mây hình nấm khổng lồ bốc lên cao chót vót, trước khi nó giải phóng một lượng khói bụi và sóng xung kích khổng lồ khắp thủ đô Beirut.

Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa' ảnh 1

Một căn hộ nhìn ra bến cảng Beirut đã bị sức ép của vụ nổ thổi bay các cửa kính. Ảnh: AP

Sức ép của vụ nổ thổi bay Karout khỏi mặt đất, trên người anh đầy vết cắt và bầm tím. Thế nhưng cảnh tượng trước mắt Karout mới thực sự kinh hoàng.

Phòng tập nơi anh làm việc gần như sụp đổ hoàn toàn, các bức tường loang lổ lỗ gạch và vết máu. Người mà Karout đuổi theo bị thương nặng ở đầu và hôn mê, trong khi nhiều người khác bên trong bị thương nặng.  

Trong nhiều video được đăng tải trên mạng xã hội, dù là ở góc máy nào thì nội dung vẫn chỉ có một: cột khói đen bốc cao từ phía cảng ven biển, sau đó là một tiếng nổ lớn cùng đám mây bụi hình nấm bốc cao lên trời trước khi giải phóng sức ép ra bốn phía xung quanh, khiến ai cũng mất thăng bằng và bị văng ra xa. 

Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa' ảnh 2

Lực lượng cứu hộ vẫn đang tìm kiếm những người còn mất tích. Ảnh: AP

Khi làn khói đen bốc lên vào chiều thứ Ba, một nhóm gồm 10 lính cứu hỏa đã chạy đến Cảng Beirut để dập tắt hỏa hoạn ở Kho số 12.

"Ban đầu các đồng nghiệp của tôi cho rằng hỏa hoạn là do pháo hoa được lưu trữ trong nhà kho đó", một người lính cứu hỏa tên Freddy thuật lại sự việc.

Nhóm cứu hỏa này tới tâm chấn vụ nổ khi vào khoảng 6:05 tối, thời điểm mà vụ nổ xảy ra. Khoảng 20 phút sau, Freddy cùng một nhóm thứ hai được cử tới hiện trường. Trong 24 giờ sau, họ tìm thấy xung quanh đó rất nhiều thi thể, riêng Freddy đã phát hiện được 10 người, nhưng chỉ duy nhất một người là lính cứu hỏa.
 
"Chúng tôi tìm kiếm những đồng nghiệp của mình, nhưng xung quanh có rất nhiều người chết khác", Freddy lấy tay quệt nước mắt trên khuôn mặt còn dính đầy bụi và bồ hóng. "Không còn gì ở bên trong đó".

Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa' ảnh 3

Tâm chấn của vụ nổ tại cảng Beirut. Ảnh: AP

Vụ nổ đã thổi bay một phần bến cảng Beirut, để lại một hố sâu cùng các tòa nhà hỏng hóc. Các nhà chức trách đang điều tra xem liệu có phải hỏa hoạn từ pháo hoa đã bắt tới 2.750 tấn ammonium nitrate - hóa chất dùng làm phân bón và thuốc nổ, vốn được lưu trữ trong cảng từ năm 2013.

"Người Lebanon chúng tôi vốn đã quen với sự chết chóc và phá hủy, nhưng chưa từng có vụ việc nào tương tự như vậy", Freddy nói.

Ít nhất 130 người đã thiệt mạng và hơn 5.000 người bị thương, các tòa nhà, trung tâm thương mại xung quanh tâm chấn vụ nổ gần như bị phá hủy hoàn toàn.

Vào thứ Tư, người dân Beirut bắt đầu tìm kiếm những người thân mất tích và dọn dẹp nhà cửa, họ lật từng viên gạch để nhặt nhạnh tài sản dù chẳng còn nơi nào để đi. 

Tiếng còi xe cứu thương và tiếng kính vỡ vụn vang lên khắp mọi nơi. Đồ đạc từ các nhà bị bắn ra ngoài và nằm ngổn ngang trên các con phố. 

Các nữ tu Beirut đi thăm các nhà thờ dọc các đường phố, cầu nguyện và giúp đỡ cho người dân. Một người chủ hàng tạp hóa đang cố vớt vát chút đồ ăn còn dùng được rồi nhét cả vào một túi nilon to.

Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa' ảnh 4

Người dân Beirut dọn dẹp đống đổ nát. Ảnh: AP

Người dân Lebanon: 'Beirut cũ đã không còn nữa' ảnh 5

"Tôi không có nơi nào để đi cả", một người phụ nữ gào khóc qua điện thoại, cô đang đứng trước đống đổ nát từng là nhà mình. "Tôi phải làm gì bây giờ?".

Suốt đêm, phát thanh viên đọc tên của những người mất tích hoặc bị thương qua loa đài. Một tài khoản Instagram có tên "Xác định các nhạn nhân Beirut" đã được lập ra để đăng tải ảnh những người mất tích. Một tài khoản khác giúp kết nối người dân với những trường học và khách sạn còn chỗ trú ẩn.

Shiva Karout, chủ sở hữu phòng tập thể dục, hiện đang hoàn toàn tuyệt vọng sau khi cơ sở kinh doanh của mình bỗng chốc bị phá hủy.

"Ai sẽ đền bù cho điều này? Làm sao có thể hàn gắn được tất cả mớ lộn xộn này? Beirut cũ đã không còn nữa", người đàn ông chua chát nói.

Theo AP
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?