Người đàn ông 21 lần chinh phục đỉnh Everest

[Ngày Nay] - Tính đến nay lịch sử thế giới ghi nhận có 3 người đàn ông đã đặt chân lên đỉnh cao nhất của núi Everest đến 21 lần, tất cả đều là những hướng dẫn viên leo núi sinh trưởng dưới chân ngọn núi này. 2 trong số đó nay đã nghỉ hưu, nhưng ông Kami Rita, 48 tuổi, nói rằng ông sẽ tiếp tục hành trình này trong nhiều năm tới.

“Mục tiêu của tôi là lên tới đỉnh Everest ít nhất 25 lần” - ông Rita nói với hãng thông tấn AP ở Kathmandu, thủ đô của Nepal, chỉ ít phút trước khi hướng về phía ngọn núi được mệnh danh “Nóc nhà của thế giới” để tiếp tục phá vỡ kỷ lục - “Tôi muốn lập kỷ lục mới không chỉ vì bản thân mà vì gia đình mình, người dân và đất nước tôi”.

Đối với Rita, leo núi là một truyền thống của gia đình.

Cha của ông từng là một trong số những hướng dẫn viên leo núi chuyên nghiệp đầu tiên sau khi Nepal mở cửa dịch vụ chinh phục Everest cho khách nước ngoài năm 1950. Anh trai của ông cũng từng leo Everest tới 17 lần. Gần như tất cả những người đàn ông trong họ hàng của ông cũng từng lên đỉnh Everest ít nhất một lần.

Người đàn ông 21 lần chinh phục đỉnh Everest ảnh 1Kami Rita, hướng dẫn viên người Sherpa 21 lần chinh phục đỉnh Everest. (Nguồn: Getty).

Rita quyết định trở thành một hướng dẫn viên khi mới chỉ là một đứa trẻ. “Sinh trưởng trong ngôi làng này, lúc bé tôi rất thèm có được những thứ quần áo và đồ nghề mà dân làng được cho khi trở về từ các chuyến đi leo núi”, ông Rita nói. Lần đầu tiên mà Rita chinh phục được đỉnh Everest cao 8.850 m là lúc mà ông 24 tuổi, và kể từ đó năm nào Rita cũng thực hiện hành trình này. Rita còn leo cả những đỉnh núi cao khác trong khu vực, trong đó có đỉnh K-2, Cho-Oyu, Manaslu và Lhotse. Vào mùa Thu, ông hướng dẫn khách hàng tới các đỉnh thấp hơn ở Nepal.

Là một hướng dẫn viên có kinh nghiệm nhiều năm, ông nhận được khoản tiền 10.000 USD cho mỗi lần dẫn đoàn, một khoản thu nhập được xem là khổng lồ ở một quốc gia vốn có mức thu nhập trung bình chỉ 700 USD mỗi năm.

Đối với những Sherpa - dân địa phương sống xung quanh dãy Himalaya - cuộc sống của họ đã thay đổi kể từ năm 1950. Những người chăn gia súc, thương nhân sống dưới chân dãy Himalaya, sự hiểu biết của họ về vùng núi non cùng thể lực tốt được hình thành qua nhiều năm leo núi... đã giúp họ trở thành những hướng dẫn viên lý tưởng.

Hai cá nhân còn lại từng giành kỷ lục chinh phục Everest cũng là Sherpa. Ông Apa, hướng dẫn viên 58 tuổi, đã nghỉ hưu vào năm 2011 và chuyển tới sống ở Utah. Ông Phurba Tashi, 47 tuổi, cũng nghỉ hưu vào năm 2013 và giờ đang chịu trách nhiệm tổ chức các cuộc chinh phục.

Nhưng nghề hướng dẫn viên trên đỉnh Everest không phải một công việc dễ dàng.

“Có rất nhiều rủi ro lúc leo núi, thường xảy ra bất ngờ và cực kỳ nguy hiểm. Nhưng tôi vẫn cố gắng giữ nghề bởi không biết làm gì khác” - ông Rita nói, thêm rằng ông từng nhiều lần cảm thấy đau khổ khi mất đi bạn bè trong những tai nạn leo núi.

Năm 2014, một trận lở tuyết bất ngờ đã cướp đi sinh mạng của 16 hướng dẫn viên Sherpa, trong đó có 5 người trong đội của ông Rita. Ông may mắn thoát chết vì lúc đó đang ở chân núi. Năm sau đó, một trận động đất tiếp tục làm tuyết lở, 19 người thiệt mạng.

Hướng dẫn viên người Sherpa bởi vậy mà nay đã có bảo hiểm tốt hơn, và chính phủ Nepal cũng bắt đầu cấp bằng khen cho hướng dẫn viên sau mỗi lần họ chinh phục đỉnh núi thành công.

“Giờ chúng tôi đã có bằng cấp để đưa cho khách hàng xem về số lần chinh phục thành công của mình” - Rita nói.

Ông nói rằng, nghề leo núi đã trở nên an toàn hơn trong vòng 3 thập kỷ mà ông hành nghề hướng dẫn, nhờ trang thiết bị được cải tiến, dự báo thời tiết chính xác hơn...“Những mối nguy hiểm vẫn còn đó: Nhiều kẽ nứt rất sâu và các sườn dốc hiểm trở. Nhưng chúng tôi không còn leo núi như trước kia nữa. Chúng tôi được truyền tải thông tin tốt hơn về thời tiết và điều kiện của núi” - Rita nói - “Ngay cả khách hàng cũng thận trọng hơn, họ tự luyện tập ít nhất 1 năm trước khi chinh phục Everest”.

Dù vậy, ông Rita vẫn mong muốn hạn chế số lượng người leo núi Everest. Ngọn núi này chỉ có một khoảng thời gian lý tưởng rất ngắn để leo, thường là giữa tháng Năm. “Vào những ngày đó, có hàng trăm người leo núi treo mình trên dây để lên tới đỉnh núi”, ông Rita nói.

Leo núi là sự nghiệp cả đời của ông Rita. Nhưng không phải ai trong gia đình ông cũng hộ. Vợ ông, bà Lakpa Jangmu, lo lắng đến mất ngủ mỗi khi ông thực hiện hành trình mới. “Tôi suốt ngày nói ông ta đi kiếm việc khác, có thể kinh doanh nhỏ lẻ thôi cũng được. Nhưng ông ấy đâu có chịu nghe tôi”, bà Jangmu nói.

Tuy nhiên, truyền thống của gia đình ông Rita có thể đang đi đến hồi kết. 2 người con của ông đang học ở trường tư trên thủ đô Kathmandu và sẽ tốt nghiệp nay mai. Cả ông Rita và bà Jangmu đều khẳng định rằng con cái họ sẽ không theo nghề của cha. 

"Những mối nguy hiểm vẫn còn đó: Nhiều kẽ nứt rất sâu và các sườn dốc hiểm trở. Nhưng chúng tôi không còn leo núi như trước kia nữa. Chúng tôi được truyền tải thông tin tốt hơn về thời tiết và điều kiện của núi”.

 
Rita

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.