Người đàn ông hôn mê sâu sau khi uống liều thuốc cảm tự mua

(Ngày Nay) - Nam bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng, nổi ban đỏ phù toàn thân. Qua khai thác bệnh sử, bác sĩ ghi nhận trước đó bệnh nhân đã tự mua thuốc tây về uống để điều trị cảm cúm.
Khắp người bệnh nhân chằng chịt nốt hồng ban trong ngày đầu nhập viện. Ảnh: Minh Tâm.
Khắp người bệnh nhân chằng chịt nốt hồng ban trong ngày đầu nhập viện. Ảnh: Minh Tâm.

Theo nguồn tin đăng tải trên báo điện tử Vnexpress, ông O.S.K. (48 tuổi mang quốc tịch Campuchia) bị cảm, người mệt mỏi nên tự ra nhà thuốc tây mua thuốc về uống. Chỉ ít giờ sau uống thuốc, bệnh nhân rơi vào tình trạng mệt, khó thở, khắp người nổi ban đỏ, phù toàn thân phải nhập viện cấp cứu.

Cũng theo nguồn tin này, sau khi xảy ra vụ việc, ông O.S.K. được người nhà đưa vào bệnh viện ở Campuchia, điều trị 5 ngày tình trạng ngày càng nặng nên được chuyển đến một bệnh viện tại TP.HCM 3 tháng trước.

Được biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, suy hô hấp nặng phải thở máy, phù toàn thân, không có nước tiểu, hồng ban xuất huyết chằng chịt trên người và hoại tử da.

Sau khi tổng hợp bệnh sử, thăm khám lâm sàng, thực hiện xét nghiệm máu và kiểm tra hình ảnh, bác sĩ chẩn đoán đây là trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc do dị ứng thuốc. Bệnh đã diễn tiến đến tổn thương đa cơ quan, hôn mê do tổn thương hệ thần kinh trung ương, suy thận cấp nặng, viêm kết mạc, tổn thương viêm lan tỏa 2 phổi, tràn khí dưới da thành ngực, tăng men tim nghi do viêm cơ tim, tăng men gan do tổn thương tế bào gan, xuất huyết tiêu hóa do tổn thương niêm mạc đường tiêu hóa lan tỏa, giảm 3 dòng tế bào máu do tổn thương tủy, suy sụp chức năng đông máu.   

Bệnh nhân được thở máy, chạy thận nhân tạo cấp cứu, truyền máu và các sản phẩm của máu trong khi chạy thận nhân tạo. Bác sĩ đã áp dụng nhiều liệu pháp điều trị đặc hiệu cho hội chứng Stenvens-Johnson, sử dụng corticoid liều điều trị, kháng sinh điều trị viêm phổi theo kháng sinh đồ, dinh dưỡng tích cực đường tiêu hóa và tĩnh mạch, nâng đỡ chức năng gan, chích thuốc kích thích tủy xương tăng sinh hồng cầu và bạch cầu, truyền máu và các sản phẩm của máu nhiều đợt, nội soi tiêu hóa cầm máu để điều trị xuất huyết tiêu hóa, mở khí quản ra da, tập vật lý trị liệu tích cực, chăm sóc các sang thương ở da và mắt…

Người đàn ông hôn mê sâu sau khi uống liều thuốc cảm tự mua ảnh 1

Bệnh nhân hồi phục sau 3 tháng điều trị. Ảnh: Minh Tâm.

Sau 97 ngày điều trị, ngày 22/5, bệnh nhân đã dần hồi phục, qua được nguy kịch, các chỉ số sinh hiệu tương đối ổn định, báo Dân Trí đưa tin.

Trao đổi với PV TTXVN, BS. Đào Thị Mỹ Vân cho biết, Hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử thượng bì nhiễm độc là những phản ứng sinh ra do thuốc hoặc một số căn nguyên vi sinh vật như tiêm vắc-xin sởi, quai bị hoặc nhiễm vi-rút như Dengue, Cytomegalovirus…

Bệnh tuy hiếm gặp nhưng rất nặng, đe dọa sinh mạng người bệnh vì gây ra thương tổn đa cơ quan, tỷ lệ tử vong trong các thể nặng ghi nhận đến 30%. Các loại thuốc hay gây ra hội chứng này bao gồm: Allopurinol, Carbamazepine, Lamotrigine, Nevirapine, NSAIDs, Phenobarbital, Phenytoin, Sulfamethoxazole, Sulfasalazine.

Do đó, BS. Mỹ Vân khuyến cáo: Bất kỳ ai cũng có thể xảy ra phản ứng dị ứng với bất kỳ dị nguyên nào đó. Vì thế, người dân chỉ nên uống thuốc khi bị bệnh, chỉ uống thuốc theo toa bác sỹ, không nên tự ý mua và sử dụng thuốc mà không có ý kiến của bác sỹ, không nên sử dụng những thuốc không rõ nguồn gốc hoặc thành phần. Người dân cũng nên đi khám bác sỹ ngay khi thấy bất kỳ triệu chứng bất thường sau khi dùng thuốc.

TIN LIÊN QUAN
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.