Người Điếc - nhóm cử tri dễ bị bỏ qua trong bầu cử Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi cộng đồng người Điếc tại Mỹ thảo luận về các ứng cử viên tổng thống năm 2024, một số người sử dụng ký hiệu "chiếc kính phi công" để ám chỉ Tổng thống Joe Biden, số khác dùng ký hiệu "kiểu tóc chải ngược" để nói về Donald Trump.
Người Điếc - nhóm cử tri dễ bị bỏ qua trong bầu cử Mỹ

Nhưng các chuyên gia cho biết nhiều người trong số khoảng 1 triệu người dùng thủ ngữ Mỹ (ASL) có thể sẽ không tham gia vào cuộc bầu cử năm nay do không thể tiếp cận được các chiến dịch tranh cử.

Ở một đất nước mà hai cuộc đua tổng thống gần đây nhất chỉ được quyết định bởi hàng chục nghìn phiếu bầu, cộng đồng người Điếc chính là một "mỏ vàng" đầy tiềm năng nhưng chưa được các đảng phái tận dụng tiềm năng.

Giáo sư Brendan Stern từ Đại học Gallaudet ở Washington, trường đại học nghệ thuật tự do duy nhất trên thế giới dành cho sinh viên Điếc, cho biết: “Điều quan trọng nhất là để người Điếc cảm thấy mình là công dân chứ không phải du khách ở đất nước này”.

Các chiến dịch tranh cử tổng thống nhận được tài trợ của liên bang được yêu cầu về mặt pháp lý để chú thích cho quảng cáo của họ, nhưng chú thích có thể bị trục trặc hoặc không chính xác và hầu hết các ứng cử viên không thuê thông dịch viên thủ ngữ cho các sự kiện trực tiếp.

Và chú thích không phải lúc nào cũng cung cấp đầy đủ khả năng tiếp cận cho người Điếc. Ở mỗi quốc gia, thủ ngữ lại có ngữ pháp, trật tự từ và thành ngữ riêng.

Khi quyết định ủng hộ ai, các cử tri Điếc có thể quan tâm đến quan điểm của ứng cử viên về các vấn đề liên quan đến khuyết tật của họ, chẳng hạn như tài trợ cho các trường chuyên, nhưng họ cũng tập trung vào những vấn đề tương tự mà những người Mỹ khác quan tâm.

Danielle Previ, một nhà tâm lý học lâm sàng 35 tuổi, cho biết cô quan tâm nhất đến quan điểm của các chính trị gia quan tâm tới nữ quyền, nhưng những sự kiện như cuộc tranh luận tay đôi giữa các ứng cử viên thường khó theo dõi.

"Tôi cảm thấy như mình đang thiếu thông tin vì nó diễn ra quá nhanh", Previ giao tiếp bằng thủ ngữ. "Tôi chỉ không thích việc phải nhờ người nghe được giải thích cho mình. Tôi rất độc lập. Tôi thà tự mình hiểu rõ còn hơn", Previ khẳng định.

Nhà báo Alex Abenchuchan đến từ bang Michigan muốn thu hẹp khoảng cách thông tin cho cộng đồng người Điếc và bắt đầu trình chiếu một chương trình tin tức sử dụng thủ ngữ có tên "The Daily Moth" trên YouTube vào năm 2015.

“Có một số người điếc rất bảo thủ và một số người điếc rất tự do. Đó là một phạm vi rất lớn", Abenchuchan chia sẻ.

Những sở thích đó có thể được thể hiện qua những ký hiệu được chọn để chỉ các chính trị gia: ký hiệu "phi công" dành cho Tổng thống Biden và ký hiệu "vuốt ngược tóc" dành cho Trump.

Trong nhiệm kỳ tổng thống Barack Obama, nhiều đảng viên Cộng hòa khiếm thính đã nói về việc đảng Dân chủ sử dụng hình bàn tay cho chữ "O" (trong Obama) và kết hợp với ký hiệu thủ ngữ của từ "kẻ nói dối".

Một nhóm phụ nữ người Điếc cũng dành cho Phó Tổng thống Kamala Harris cũng có ký hiệu riêng, đó là chuyển động vừa giống chữ "K" (trong Kamala), vừa giống hình hoa sen, nhằm tôn vinh gốc gác Nam Á của nữ chính trị gia này.

Để tỏ ra trung lập, nhà báo Abenchuchan cho biết ông thường chỉ đánh vần tên các chính trị gia.

Theo giáo sư Stern, hầu như không có nghiên cứu chính thức nào về khuynh hướng đảng phái của người Điếc tại Mỹ.

"Thậm chí, không rõ tỷ lệ người Điếc bỏ phiếu là bao nhiêu", ông Stern cho biết và trích dẫn nghiên cứu cho thấy cộng đồng người khuyết tật nhìn chung có xu hướng ít tham gia vào hệ thống chính trị.

Để thúc đẩy thói quen tham gia đời sống chính trị nhiều hơn trong khuôn viên đại học Gallaudet, giáo sư Stern đã đào tạo một nhóm tranh luận dành cho sinh viên và điều hành các chương trình nhằm đăng ký cho cử tri Điếc đi bỏ phiếu.

Gallaudet ZaniBelle Hoglind, 20 tuổi, cho biết cô đã bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử ở quê nhà Colorado, nhưng không theo sát diễn biến chính trị.

“Chắc chắn tôi muốn tham gia vào chính trị nhiều hơn. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng không có nhiều khả năng tiếp cận", Hoglind nói. “Cần phải có một thông dịch viên giỏi, rõ ràng và có chứng chỉ”.

Hiện chính quyền Tổng thống Biden là cơ quan đầu tiên sử dụng thông dịch viên thủ ngũ toàn thời gian.

Elsie Stecker, người phiên dịch các cuộc họp giao ban tại Nhà Trắng và các bài phát biểu của tổng thống bằng thủ ngữ, cho biết cô tìm cách "thể hiện những gì diễn giả đang cố gắng thực hiện", cả về nội dung và giọng điệu của thông điệp.

Stecker cho biết cô "rất vinh dự" được phục vụ trong vai trò mà cô tin rằng sẽ cho những người Điếc thấy rằng chính phủ "coi trọng cộng đồng người Điếc, nhìn nhận cộng đồng người Điếc".

Theo AFP
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.