(Ngày Nay) - Các nhà khoa học đã đạt được bước tiến quan trọng trong nỗ lực phục hồi khả năng nghe cho trẻ khiếm thính bằng cách sử dụng các trò chơi thực tế ảo để nâng cao khả năng định vị âm thanh và giao tiếp với trẻ.
(Ngày Nay) - Khi cộng đồng người Điếc tại Mỹ thảo luận về các ứng cử viên tổng thống năm 2024, một số người sử dụng ký hiệu "chiếc kính phi công" để ám chỉ Tổng thống Joe Biden, số khác dùng ký hiệu "kiểu tóc chải ngược" để nói về Donald Trump.
(Ngày Nay) - Khi cái tên “CODA” được xướng lên ở hạng mục "Phim xuất sắc nhất" tại lễ trao giải Oscar 2022, các ngôi sao điện ảnh từ Samuel L. Jackson đến Nicole Kidman đều vẫy tay thay vì vỗ tay, đó là biểu hiện cho sự tôn trọng và công nhận dành cho cộng đồng người Điếc.
(Ngày Nay) - Quán ăn, tiệm cà phê do người điếc điều hành hay phục vụ là kiểu mô hình doanh nghiệp xã hội xuất hiện tại rất nhiều quốc gia trên thế giới như Hongkong, Pháp, Colombia, Hoa Kỳ, Eduador... và cả Việt Nam. Điểm chung của các cơ sở dịch vụ này nằm ở việc áp dụng ngôn ngữ ký hiệu trong giao tiếp, cùng mục tiêu nâng cao nhận thức về văn hóa điếc tới toàn bộ cộng đồng. Hãy cùng Ngày nay dạo một vòng tìm hiểu về những quán cà phê "yên lặng" này.
(Ngày Nay) - Chiều 27/9, Chi hội Người Điếc Hà Nội (HAD) đã tổ chức buổi họp báo tổng kết hoạt động hưởng ứng sự kiện Tuần lễ người điếc thế giới (20-26/9/2021) và Ngày Quốc tế Ngôn ngữ kí hiệu (23/9). Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, sự kiện đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
(Ngày Nay) - Sato So là một vận động viên nhảy sào và cũng là một người chuyển giới, anh đang theo dõi sát sao kỳ Thế vận hội Tokyo 2020 - nơi các vận động viên chuyển giới lần đầu tiên được thi đấu. Sato hy vọng bản thân sẽ có thể đại diện cho Nhật Bản tham gia Deaflympics (Thế vận hội của người Điếc) tại Brazil vào năm tới.
(Ngày Nay) - Trong bài hát mới ra mắt "Permission to dance" của nhóm nhạc BTS, người hâm mộ đã phát hiện ra các chàng trai sử dụng ngôn ngữ ký hiệu vốn dành cho người Điếc và khiếm thính. Điều này khiến một số đặt ra câu hỏi: Liệu người Điếc có thể nghe nhạc?
(Ngày Nay) - Định nghĩa mình như một nhà thám hiểm độc lập, Hà My – một phiên dịch viên Ngôn ngữ ký hiệu, cho biết mỗi lần tiếp xúc với người Điếc (*) là một lần cô đào sâu vào thế giới của họ và phát hiện ra những “kho báu” ngôn từ. Chính những “kho báu” này sẽ là công cụ để người phiên dịch kết nối hai thế giới giữa người nghe và người Điếc.
[Ngày Nay] - “Khi thấy chúng tôi giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu, nhiều người nghĩ chúng tôi hâm, múa may quay cuồng dở hơi, họ không hiểu đó là ngôn ngữ của người điếc. Khi đi làm, người ta nghĩ người điếc nói không nghe thấy gì chắc chẳng biết làm gì nhưng họ đâu biết người điếc có thể nghe bằng mắt rất tốt, thậm chí làm việc cẩn thận hơn nhiều người nghe…”.