Người Tokyo phản đối chặt bỏ hàng cây bạch quả 100 tuổi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Cuối tuần qua, Nakashima Miho đứng bên cạnh một gốc cây bạch quả 100 tuổi, toàn thân cô được bao phủ những hình vẽ lá xanh và cành cây.
Người Tokyo phản đối chặt bỏ hàng cây bạch quả 100 tuổi

Thông điệp của Nakashima rất rõ ràng khi cô cùng nhiều người tụ tập tại trung tâm khu vực công viên Jingu Gaien, nơi hiện nằm trong kế hoạch phát triển bất động sản đang gây tranh cãi.

“Tôi là một cái cây", Nakashima nói. "Đừng chặt hạ tôi".

Một kế hoạch xây dựng đã được Thống đốc Koike Yuryko phê duyệt vào đầu năm nay sẽ cho phép công ty bất động sản Mitsui Fudosan xây dựng một cặp tòa nhà chọc trời cao 200 m gần công viên Jingu Gaien, vốn là một trong số ít khu vực được phủ xanh của thành phố Tokyo.

Ông Nakamura Takayuki, một trong số vài trăm người tụ tập hôm Chủ nhật để phản đối kế hoạch xây dựng, đã úp mặt vào thân cây và cầu nguyện. Cách đây một thế kỷ, hãng cây bạch quả này được dành riêng để tôn vinh Nhật hoàng Minh Trị.

“Tôi muốn nhấn mạnh sự tồn tại của những hàng cây này. Đôi khi tôi có thể cảm nhận được sự sống bên trong chúng”, ông Nakamura nói.

Kế hoạch xây dựng sẽ mất hơn một thập kỷ để hoàn thành và đã vấp phải làn sóng phản đối ngày càng tăng từ các nhà bảo tồn, người dân địa phương.

Mười tám cây bạch quả phía sau sân vận động bóng bầu dục ở công viên Jingu Gaien có khả năng bị đốn hạ.

Điểm nóng trong cuộc tranh cãi chính là hơn 100 cây bạch quả, không gian xanh và đơn vị nào kiểm soát khu vực công cộng bị lấn chiếm trong nhiều năm qua. Các nhà thực vật học cho rằng bất kỳ công trình xây dựng nào cũng chắc chắn sẽ gây ra thiệt hại cho cảnh quan trong khu vực.

Phe phản đối cho rằng kế hoạch xây dựng này đã được thực hiện bất chấp báo cáo đánh giá môi trường không cho phép, trong khi các nhà phát triển bất động sản dự định lấy phần đất công và biến nó thành một liên doanh thương mại tư nhân.

Trong số những người phản đối có những cái tên lớn như tiểu thuyết gia Haruki Murakami, hay đích thân nhà soạn nhạc kiêm nhạc sĩ Sakamoto Ryuichi đã viết một bức thư chỉ trích kế hoạch này chỉ vài ngày trước khi ông qua đời vào hôm 28/3.

Khoảng 1.500 cây đã bị đốn hạ trong cùng khu vực để xây dựng sân vận động trị giá 1,4 tỷ USD cho Thế vận hội Tokyo. Việc đăng cai Thế vận hội cũng cho phép thành phố thay đổi luật phân vùng, điều này có thể cho phép các công ty bất động sản lấn chiếm hơn nữa khu vực công viên.

“Các công ty đang cố gắng chặt bỏ nhiều cây hơn và tạo ra một khu vực kinh doanh khổng lồ”, Nakashima Miho nói khi đang được vẽ lá lên mặt. “Công viên có lịch sử rất lâu đời và cần được bảo tồn".

Theo AP
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.