Nguy cơ “tuyệt chủng” sông băng ở Venezuela

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học dự báo dòng sông băng cuối cùng của Venezuela, Humboldt, hay La Corona, nằm trong công viên quốc gia Sierra Nevada, sẽ sớm biến mất khi diện tích của nó hiện chỉ bằng một “cánh đồng” băng.
Nguy cơ “tuyệt chủng” sông băng ở Venezuela

Điều này đồng nghĩa với việc Venezuela sẽ trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới bị mất sông băng vĩnh viễn.

Năm 1910, quốc gia Nam Mỹ này được công nhận sở hữu 6 dòng sông băng rộng tổng cộng 1.000 km2, tuy nhiên hiện tượng nóng lên toàn cầu đã khiến 5 sông băng biến mất vào năm 2011, góp phần khiến mực nước biển trên toàn thế giới dâng cao.

Tiến sĩ Caroline Clason, nhà nghiên cứu về sông băng tại Đại học Durham, chia sẻ: “Kể từ đầu thế kỷ 20, băng trên bề mặt sông Humboldt đã tan chảy đáng kể. Cho đến nay, nó đã tan thành những tảng băng nhỏ và không còn đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng.”

Tháng 3 vừa qua, các nhà nghiên cứu tại Đại học Los Andes, Colombia cho biết sông băng này đã thu hẹp từ 450 ha xuống chỉ còn hai ha trong khi nhà sinh thái học Luis Daniel Llambi cho rằng diện tích thực tế còn nhỏ hơn như thế.

Theo một nghiên cứu được công bố vào năm 2020, vào khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2016, bề mặt sông Humboldt đã co lại còn dưới 10 ha- diện tích tối thiểu để được công nhận trở thành sông băng theo tiêu chuẩn của Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ. Tuy nhiên nó vẫn được Nasa coi là sông băng cuối cùng của Venezuela vào năm 2018.

Tiến sĩ James Kirkham và Miriam Jackson, các nhà nghiên cứu về sông băng giải thích rằng: "Sông băng chính là một khối băng biến dạng dưới sức nặng của chính nó và chúng tôi thường sử dụng tiêu chí 0,1 km2 (10 ha) làm quy chuẩn chung. Tuy nhiên có thể các vấn đề khi tiếp cận sông băng Humboldt trong những năm gần đây đã trì hoãn việc công bố các phép đo.”

Theo quan điểm của giáo sư Mark Maslin, nghiên cứu về khoa học hệ thống trái đất tại Đại học College London, một dòng sông với diện tích bề mặt băng bằng hai sân bóng như Humboldt không thể coi là sông băng.

Tháng 12 năm ngoái, chính phủ Venezuela đã cố gắng làm chậm quá trình băng tan khi công bố dự án phủ lớp băng còn lại bằng một tấm chăn nhiệt. Tuy nhiên, các nhà khoa học khí hậu địa phương cho rằng dự án này không thể cứu vãn tình hình mà còn có thể gây ô nhiễm môi trường sống xung quanh bằng các hạt nhựa khi lớp phủ xuống cấp.

Theo dự đoán của các nhà khoa học, các quốc gia tiếp theo có khả năng không còn sông băng là Indonesia, Mexico và Slovenia. Các nước này nằm ở vị trí địa lý tương đối gần với đường xích đạo và có những ngọn núi khá thấp, vì vậy các chỏm băng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu trên diện rộng.

Trên thực tế, khối lượng nước tăng lên khi những con sông băng nhỏ như Humboldt tan chảy cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến mực nước biển. Tuy nhiên sông băng vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước ngọt cho một số vùng, đặc biệt là trong thời kỳ khô hạn.

Giáo sư Maslin lo ngại: “Các con sông băng biến mất đồng nghĩa với việc nguồn nước ngọt sẽ phải phụ thuộc hoàn toàn vào lượng mưa.”

Tiến sĩ Kirkham và Jackson cho biết: “Theo những dự báo mới nhất, đến năm 2100, khoảng 20 đến 80% sông băng trên toàn cầu sẽ biến mất tùy thuộc vào lượng phát thải nhà kính trên từng khu vực”.

Theo BBC
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).