Nguy cơ khối sông băng lớn nhất Italy biến mất trước cuối thế kỷ này

0:00 / 0:00
0:00
Sông băng Adamello - khối băng lớn nhất di chuyển chậm trên dãy núi Alps thuộc Italy, đang dần tan chảy do tình trạng nóng lên toàn cầu. Dự báo sông băng Adamello chỉ tồn tại trong chưa đầy 1 thế kỷ tới.
Nguy cơ khối sông băng lớn nhất Italy biến mất trước cuối thế kỷ này

Ông Cristian Ferrari, chuyên gia nghiên cứu sông băng thuộc Hiệp hội những người leo núi thành phố Trent, cho biết: “Từ cuối thế kỷ XIX đến nay, chiều dài sông băng Adamello đã giảm khoảng 2,7 km. Trong 5 năm qua, trung bình mỗi năm sông băng mất đi 15m. Riêng trong năm 2022, chiều dài sông băng bị thu hẹp lên đến 139m”.

Ngoài ra, giống như các sông băng khác trên dãy Alps, sông băng Adamello đang chứng kiến lượng tuyết rơi giảm. Năm ngoái, lượng tuyết rơi trên sông băng này giảm đến 50%. Lớp tuyết phủ mỏng hơn, mùa Hè kéo dài hơn và nóng hơn khiến tuyết có ít thời gian đóng băng hơn.

Sông băng Adamello cũng đang có hiện tượng tách rời, cho thấy diện tích bề mặt băng tiếp xúc với nhiệt độ cao gia tăng.

Trong 4 năm qua, cứ vào mùa Hè, Hiệp hội Bảo vệ môi trường Italy (Legambiente) lại tổ chức các chuyến khảo sát thực địa xuyên dãy Alps để đánh giá tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đối với các sông băng. Thành phần tham gia chuyến đi bao gồm các nhà khoa học và nhà hoạt động vì môi trường.

Bà Vanda Bonario, thành viên cấp cao của Legambiente phụ trách khu vực dãy Alps, cho biết: “Năm ngoái, chúng tôi đã quay trở lại các sông băng đã quan sát 2 năm trước đó và nhận thấy một sự thay đổi đáng kinh ngạc”. Bà cho hay, do tình trạng nắng nóng và hạn hán vào năm ngoái, các sông băng đã bị thu hẹp ở mức độ “không thể tưởng tượng được”. Đơn cử, riêng sông băng Forni ở vùng Lombardy đã bị thu hẹp hơn 100m. Bà nhấn mạnh tình trạng các sông băng cho thấy biến đổi khí hậu đang xảy ra với tốc độ nhanh hơn và với cường độ mạnh hơn.

Theo Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc, nhiệt độ ở khu vực dãy núi Alps thuộc Italy sẽ tăng từ 1-3 độ C vào năm 2050 và từ 3-6 độ C trước cuối thế kỷ này. Với tốc độ này, sông băng Adamello có thể sẽ biến mất hoàn toàn trước cuối thế kỷ XXI.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.