'Nguyên tắc vàng' khi ăn uống để giảm muối

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Việc sử dụng quá nhiều muối đang là thói quen của nhiều gia đình Việt, là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim…
Mọi người nên giảm muối bằng cách hạn chế ăn đồ chiên, xào và thay vào đó là món luộc.
Mọi người nên giảm muối bằng cách hạn chế ăn đồ chiên, xào và thay vào đó là món luộc.

BSTrần Quốc Bảo, Trưởng phòng Kiểm soát bệnh không lây nhiễm, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: Mặc dù muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác.

Tại Việt Nam, ăn nhiều muối là nguyên nhân khiến gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch. Số liệu cho thấy hiện nay ở nước ta cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp; cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp là do các bệnh tim mạch. Riêng trong năm 2016 ước tính toàn quốc có tới gần 82.000 trường hợp tử vong do tai biến mạch máu não và gần 68.000 trường hợp tử vong do bệnh tim thiếu máu cục bộ, chiếm tới 27% tổng số ca tử vong toàn quốc.

Mặc dù WHO đã khuyến cáo mỗi người trưởng thành không nên ăn quá 5 gam muối/ngày để phòng, chống bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, đa số người dân Việt Nam vẫn ăn thừa muối. Trung bình một người trưởng thành tiêu thụ tới 9,4 gam muối trong một ngày, cao gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO. Lượng muối dung nạp vào cơ thể người Việt có đến 70% là cho vào khi chế biến, khi ăn; 20% có trong thực phẩm chế biến sẵn; 10% có trong thực phẩm tự nhiên.

Để giảm bớt nửa lượng muối ăn hàng ngày, TS.BS Đỗ Thị Phương Hoa, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, mọi người cần thay đổi thói quen nấu nướng, ăn uống, nguyên tắc là: cho bớt muối khi nấu ăn-chấm nhẹ tay khi ăn và giảm đồ mặn khi lựa chọn thực phẩm.

Khi chế biến đồ ăn bạn nên hạn chế cho muối và gia vị chứa nhiều muối và thực phẩm khi sơ chế, tẩm ướp và nấu. Giảm từ từ cho đến khi giảm một nửa lượng muối và gia vị chứa nhiều muối mà bạn đang cho vào khi chế biến món ăn.

Nếm thức ăn trước khi bạn muốn cho thêm muối và gia vị nhiều muối. Không cho muối hoặc gia vị chứa nhiều muối vào nước luộc rau. Đồng thời, hãy sử dụng các gia vị khác (tiêu, ớt, tỏi…) để ăn ngon hơn mà không cần dùng nhiều muối. Hãy tự nấu ăn ở nhà để có thể kiểm soát được lượng muối cho vào món ăn. Khi ăn uống, nên pha loãng nước mắm để chấm và không chấm các món ăn đã mặn (món kho/rim/rang, dưa/cà/thịt/cá muối...) vào muối hay nước chấm; không ăn trái cây chấm với muối và gia vị nhiều muối. Không nên rưới nước mắm, nước kho cá/thịt, nước sốt vào cơm.

Việc hạn chế muối cũng có thể thực hiện bằng cách hạn chế ăn các thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều muối, tăng ăn thực phẩm tươi, tăng cường ăn các món luộc thay cho các món kho, rim hay rang.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.