Nhà báo Ấn Độ và ấn tượng sâu đậm từ những tấm áp phích in ảnh Bác Hồ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Nhà báo Sandip Hor lần đầu biết đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970, khi tại quê hương ông, thành phố Kolkata, bang Tây Bengal, Ấn Độ, diễn ra các cuộc tuần hành, biểu tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ và thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Từ đó, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã trở thành người mà nhà báo Ấn Độ luôn ngưỡng mộ.
Nhà báo Sandip Hor và bức ảnh về tấm áp phích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN
Nhà báo Sandip Hor và bức ảnh về tấm áp phích của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Chia sẻ với phóng viên TTXVN tại Sydney, nhà báo Sandip, hiện là Phó chủ tịch Hiệp hội Nhà báo quốc tế Australia nhớ lại rằng vào cuối những năm 1960 và đầu năm 1972, khi ông hoàn thành bậc trung học và bước vào cổng trường đại học, Đảng Cộng sản lên nắm quyền lãnh đạo ở bang Tây Bengal. Vào thời gian này, phong trào cách mạng ở đây phát triển rất mạnh mẽ theo đường lối của chủ nghĩa Mác - Lênin và ủng hộ các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước khác, trong đó có Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Tại Kolkata, hồi đó có tên là Calcutta, người dân đã tổ chức nhiều cuộc tuần hành phản đối chiến tranh và ủng hộ Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc Việt Nam. Do những người tham gia tuần hành ủng hộ các lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, rất nhiều áp phích Chủ tịch Hồ Chí Minh được treo dọc theo các đường phố ở Kolkata. Cho đến nay, nhà báo Sandip nhớ rõ những tấm áp phích có in ảnh Bác Hồ với chòm râu bạc, và đó là hình ảnh đầu tiên mà ông biết về vị lãnh tụ của Việt Nam.

Nhà báo Sandip kể lại những người tham gia biểu tình khi đó thường hô to hai khẩu hiệu: “Tên của anh cũng là tên tôi. Tên tôi là Việt Nam” và “Chào Việt Nam, chào Hồ Chí Minh”. Cũng vào thời gian đó, chính quyền bang Tây Bengal đã lấy tên Hồ Chí Minh để đặt tên cho một con phố trung tâm của thủ phủ Calcutta để tưởng niệm lãnh tụ Việt Nam, người tạo nguồn cảm hứng cho phong trào giải phóng dân tộc ở đây từ năm 1945.

Phải đến năm 2006, nhà báo Sandip mới có dịp đến Việt Nam lần đầu tiên. Trong chuyến đi này, giống như nhiều du khách nước ngoài khi tới thủ đô Hà Nội, ông đã vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm nhà sàn nơi Người từng sống lúc sinh thời.

Chia sẻ cảm xúc về chuyến thăm, nhà báo Sandip nói: “Được tận mắt nhìn thấy vị Chủ tịch nổi tiếng, dù chỉ trong vài giây, người tôi run lên vì xúc động. Hình ảnh người trong tấm áp phích ở Calcutta vẫn in đậm trong tôi. Khi đến thăm nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo của một dân tộc trong suốt 25 năm, điều tôi cảm phục nhất là người có lối sống thật giản dị. Người sống trong gian phòng nhỏ, hầu như không có đồ đạc gì đáng giá, chỉ có một chiếc giường đơn và một chiếc đài nhỏ. Phòng ăn cũng giản dị. Bên cạnh nhà là Phủ Chủ tịch rất đẹp, nhưng Hồ Chí Minh không sống ở đó. Người chọn sống trong ngôi nhà giản dị như người luôn như vậy”.

Cũng thật bất ngờ, trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên đó, một lần nữa ông được nhìn thấy tấm áp phích lịch sử trên tại Bảo tàng chiến tranh ở Thành phố Hồ Chí Minh, nơi ông đến để tìm hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam, lịch sử Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Nhà báo Sandip cho biết, kể từ năm 2006 đến nay, ông đã có nhiều dịp thăm lại Việt Nam, đi đến rất nhiều nơi, tới các viện bảo tàng và các di tích lịch sử. Qua các chuyến đi này, ông càng hiểu rõ thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh và càng ngưỡng mộ thêm vị lãnh tụ kính yêu của Việt Nam.

Theo nhà báo Ấn Độ, ông ngưỡng mộ tầm nhìn của Hồ Chí Minh, người luôn nghĩ về dân tộc, quan tâm đến mọi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, tương lai của đất nước, cũng như những nguyên tắc, giá trị của người, với lối sống giản dị, dễ gần, luôn gần gũi với nhân dân, luôn canh cánh về tương lai của đất nước và hạnh phúc của người dân.

Ông nói: “Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà lãnh đạo suốt cuộc đời đấu tranh vì độc lập cho đất nước, dân tộc Việt Nam. Chính vì tình yêu của Hồ Chí Minh đối với đất nước, dân tộc, mà mọi người dân Việt Nam gọi người là Bác Hồ. Với cá nhân tôi, Hồ Chí Minh cũng thật gần gũi và thân thiết như một người bác. Tôi rất vui được chia sẻ những câu chuyện và suy nghĩ chân thành của mình nhân dịp sinh nhật Bác”.

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội thảo luận ở hội trường và ở tổ các Dự án Luật: Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.