Nhân loại sẽ chung sống với COVID-19 như thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Giới chuyên gia Mỹ dự đoán, con người sẽ tìm cách loại bỏ sức ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 lên cuộc sống trong tương lai, thay vì cố gắng tiêu diệt nó hoàn toàn.
(Ảnh minh hoạ: New York Times)
(Ảnh minh hoạ: New York Times)

Ngày 4/7/2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tự tin tuyên bố rằng: “Chúng tôi đang tiến gần hơn bao giờ hết đến việc loại bỏ một loại vi rút chết người,” - cụ thể là SARS-CoV-2.

Tuy nhiên, trong một cuộc họp báo tại Nhà Trắng gần đây, bác sĩ Anthony Fauci - chuyên gia về bệnh truyền nhiễm hàng đầu của Mỹ đã dự đoán rằng, sẽ rất khó khăn để nhân loại có thể loại bỏ COVID-19 mãi mãi. Ngày 3/9/2021, ông Joe Biden cũng đã công bố một kế hoạch "tác chiến" lâu dài với COVID-19, trong đó thời gian sản xuất và phân phối vaccine sẽ được giảm từ gần 1 năm xuống khoảng 3 tháng.

Việc sống chung với COVID-19 có thể là điều khó chấp nhận với nhiều người. Nhưng tinh thần đó có thể là những gì nhân loại cần để cải thiện khả năng ứng phó với đại dịch. Bác sĩ Matthew Hepburn, một cố vấn đặc biệt tại Văn phòng Chính sách Khoa học và Công nghệ của Nhà Trắng cho biết, “tất cả chúng ta đều muốn COVID-19 kết thúc. Nhưng việc xây dựng một chiến thuật ứng phó dài hạn là vô cùng cần thiết”.

Theo bác sĩ Jeremy Farrar, Giám đốc của Wellcome - tổ chức y tế toàn cầu có trụ sở chính tại London (Anh), sự lạc quan có thể là một trong những trở ngại lớn nhất trong cuộc chiến dài hơi với COVID-19. "Nếu chúng ta nghĩ rằng COVID-19 rồi sẽ biến mất, thì chúng ta sẽ mất cảnh giác và không thực hiện những biện pháp phòng chống dịch nữa."

Nhân loại sẽ chung sống với COVID-19 như thế nào? ảnh 1
(Ảnh minh họa: AP)

Bác sĩ Jeremy Farrar khẳng định, thay vì tranh luận xem bao giờ COVID-19 sẽ biến mất, chúng ta nên tìm cách sống chung với đại dịch.

Ali Mokdad, Giám đốc chiến lược về Sức khỏe dân số tại Đại học Washington (Mỹ), cho biết sẽ còn những đợt bùng phát lớn với số ca tử vong cao, nếu con người chấp nhận chung sống với COVID-19. Thậm chí, một biến chủng mới của SARS-CoV-2 có khả năng chống mọi loại vaccine hiện nay có thể xuất hiện, nếu tốc độ tiêm chủng tại các nước nghèo không được cải thiện, giới chuyên gia tại Mỹ cho biết.

Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn có thể phòng tránh được. Bác sĩ Farrar dự đoán, trong một viễn cảnh tươi sáng hơn, con người sẽ tạo ra được một loại vaccine tối tân, ngăn chặn sự lây nhiễm của mọi biến thể - một nhiệm vụ khá khó khăn bởi sự đa dạng về gen của virus SARS-CoV-2. Loại vaccine này sẽ chỉ cần tiêm 1 liều duy nhất, có điều kiện bảo quản không quá ngặt nghèo, và "rẻ như khoai tây chiên", bác sĩ Farrar nói.

Nhân loại sẽ chung sống với COVID-19 như thế nào? ảnh 2

Tiêm vaccine Moderna tại Los Angeles (Mỹ). (Ảnh: Getty Images)

Vậy cuộc sống thường ngày của con người sẽ ra sao nếu COVID-19 không bao giờ biến mất? Liệu chúng ta có phải đeo khẩu trang hàng ngày trong lớp học và văn phòng? Liệu các máy bán hàng tự động có bổ sung khẩu trang N95 vào những sản phẩm bày bán? Hay xét nghiệm sẽ trở thành điều bắt buộc trước khi chúng ta tham gia bất kỳ sự kiện đông người nào?

Bác sĩ Mokdad dự đoán, cuộc sống của nhân loại sẽ không bao giờ bình thường như trước đại dịch. Thay vào đó, xã hội sẽ ngày càng chấp hành các biện pháp bảo vệ, thay vì tiếp tục tranh cãi về việc có nên đeo khẩu trang tại nơi công cộng, hay có nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 hay không.

"Con người không phải những sinh vật ngốc nghếch. Họ sẽ chấp nhận thực tế và thích nghi với nó," bác sĩ Jeffrey Duchin, trưởng bộ phận về sức khỏe cộng đồng của thành phố Seattle cho biết.

"Tiêu diệt hoàn toàn COVID-19 không còn là một mục tiêu khả dĩ vào lúc này," Dara Kass, Phó Giáo sư về Y học cấp cứu tại Trung tâm Y tế Đại học Columbia nói, "thay vào đó, chúng ta nên tìm cách loại bỏ sự ảnh hưởng của dịch bệnh lên cuộc sống của chúng ta."

Theo New York Times
TIN LIÊN QUAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.