Nhật Bản công bố hướng dẫn về sử dụng AI trong trường học

0:00 / 0:00
0:00
Ngày 4/7, Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã công bố các hướng dẫn, cho phép các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông sử dụng hạn chế trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, như ChatGPT.
Nhật Bản công bố hướng dẫn về sử dụng AI trong trường học

Bộ trên kêu gọi đặc biệt thận trọng trong việc sử dụng AI của các học sinh phổ thông, nhấn mạnh rằng việc biến một bài tập ở trường có sự hỗ trợ của AI thành bài làm của bản thân mình sẽ bị coi là gian dối.

Trong khi thừa nhận tầm quan trọng của học sinh trong việc sở hữu và sử dụng các công nghệ AI, bản hướng dẫn trên cũng tính đến những lo ngại rằng công nghệ này có thể tác động tiêu cực đến cách nghĩ và các kỹ năng quan trọng của học sinh.

Bản hướng dẫn nói trên chỉ mang tính tạm thời và ban đầu chỉ cho phép sử dụng AI một cách hạn chế. Vào mùa Thu tới, bộ trên sẽ chọn một số trường trung học để thử nghiệm việc dùng AI và sẽ sửa đổi hướng dẫn dựa trên kết quả thử nghiệm này. Bộ trên hy vọng AI sẽ cải thiện kết quả giáo dục, nhưng việc sử dụng công nghệ này tiềm ẩn nhiều nguy cơ về rò rỉ dữ liệu cá nhân và vi phạm bản quyền, cũng như có thể làm giảm tính sáng tạo và động lực học tập của học sinh. Cơ quan phụ trách giáo dục cũng nhấn mạnh rằng cần giáo dục trẻ em về các vấn đề đạo đức liên quan đến AI, bởi AI có thể được sử dụng ở bất cứ đâu.

Bản hướng dẫn trên đưa ra các ví dụ về việc sử dụng AI không phù hợp, trong đó học sinh đã coi các bài tập do AI làm ra thành bài tập của mình hoặc sử dụng công nghệ này trong khi làm bài kiểm tra. Bên cạnh đó, bản hướng dẫn nhấn mạnh rằng điều quan trọng là học sinh không đưa thông tin cá nhân vào công cụ AI và tuân thủ các quy định về bản quyền.

Bộ trên gợi ý rằng AI cần được sử dụng để có thêm các góc nhìn trong các cuộc thảo luận trên lớp. Học sinh và giáo viên cũng cần nhận ra các giới hạn của công nghệ này bằng việc đánh giá bản chất của bất kỳ thông tin sai trái nào được AI đưa ra. Bản hướng dẫn kêu gọi học sinh cần sử dụng thận trọng, có tính đến các hướng dẫn sử dụng ChatGPT, trong đó khuyến cáo chỉ dùng cho người từ 13 tuổi trở lên.

Công cụ ChatGPT và những chương trình AI tạo sinh khác được đào tạo bằng cách sử dụng lượng dữ liệu khổng lồ từ Internet và có thể xử lý cũng như mô phỏng các cuộc trò chuyện giống con người với người dùng hoặc tạo hình ảnh dựa trên hướng dẫn của người dùng.

Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
Thời tiết chuyển mùa, gia tăng ca bệnh đột quỵ
(Ngày Nay) -  Đắk Lắk đang vào thời điểm chuyển mùa, thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến số ca đột quỵ gia tăng, có nguy cơ tử vong cao nếu không được cấp cứu và xử trí kịp thời.
Ban lãnh đạo Viettel chúc mừng đồng chí Cao Anh Sơn và đồng chí Nguyễn Đạt được bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn.
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel có thêm 2 Phó Tổng Giám đốc
(Ngày Nay) - Sáng 2/11, tại Văn phòng Quân ủy Trung ương, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã trao Quyết định số 420/QĐĐ-BQP và Quyết định số 468/QĐĐ-BQP ngày 1/11/2024 về việc bổ nhiệm cán bộ cho Thượng tá Cao Anh Sơn và Trung tá Nguyễn Đạt giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel).