Nhật Bản ghi nhận hàng loạt vụ đụng độ giữa người và gấu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các cuộc đụng độ giữa người và gấu ở Nhật Bản đang ở mức cao kỷ lục. Biến đổi khí hậu và dân số già đang làm cho vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
Nhật Bản ghi nhận hàng loạt vụ đụng độ giữa người và gấu

Khi đang đi dạo trong một khu rừng ở miền Bắc Nhật Bản, Seishi Sato đã có cảm giác lo sợ khi nghe thấy tiếng xào xạc trong bụi rậm.

Trước khi kịp nhận ra, hai con gấu châu Á đã lao ra từ bụi cây, một con lao vào Sato khi ông điên cuồng cố gắng chống đỡ.

“Khi tôi nhìn thấy chúng, tôi đã ở rất gần và nghĩ rằng mình đang gặp rắc rối lớn”, người đàn ông 57 tuổi đến từ tỉnh Iwate, phía đông bắc Nhật Bản, kể lại.

Sato may mắn sống sót sau cuộc tấn công, đổi lại ông phải hứng chịu hàng loạt vết trầy xước và hai vết thương ở cánh tay và đùi.

Theo Bộ Môi trường Nhật Bản, ông Sato nằm trong số ít nhất 212 người sống sót sau các vụ tấn công gây ra bởi gấu trong năm nay, một con số cao kỷ lục. Đã có 6 nạn nhân không qua khỏi khi chạm trán với gấu.

Việc nhìn thấy gấu không phải là hiếm ở Nhật Bản. Loài vật này thường sinh sống ở các khu rừng phía bắc, nơi những dãy núi, bụi rậm tươi tốt và những dòng sông trong vắt cung cấp môi trường sống lý tưởng và nguồn cung cấp dồi dào các loại quả sồi, trái cây và côn trùng cho gấu.

Nhưng các chuyên gia cho biết loài gấu Nhật Bản đang ngày càng mạo hiểm rời khỏi môi trường sống truyền thống của chúng để vào các khu vực thành thị để tìm kiếm thức ăn. Một số người cho rằng điều này là do biến đổi khí hậu đang cản trở quá trình ra hoa và thụ phấn của một số nguồn thức ăn truyền thống của loài vật này.

Phó giáo sư Maki Yamamoto, người nghiên cứu về gấu tại Đại học Công nghệ Nagaoka ở Niigata, cho biết: "Loài gấu đang mở rộng phạm vi sinh sống của chúng trong năm nay và đang đi tới các khu dân cư để kiếm ăn”.

Càng ngày, tình trạng này khiến những vụ đụng độ giữa người và gấu như trường hợp của Sato gia tăng. Người đàn ông này bị hai con gấu tấn công tại khu rừng chỉ cách cửa hàng của ông nửa giờ đi bộ, nơi ông bán đồ dùng cho thú cưng.

“Mọi người đang trở nên rất cảnh giác với tình trạng này”, ông Sato nói và cho biết đã có trường hợp người dân trong làng đã bị tấn công ngay trước cửa nhà mình.

Tính đến tháng 11, đã có 19.191 trường hợp nhìn thấy gấu trên khắp Nhật Bản, tăng từ 11.135 trường hợp trong cả năm trước và 12.743 trường hợp vào năm 2021.

Tỉnh Iwate, nơi ông Sato sinh sống, đã ghi nhận5.158 trường hợp, nhiều hơn bất cứ địa phương nào khác.

Vấn đề trở nên cấp bách đến mức Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Shintaro Ito hồi tháng trước đã cam kết sẽ giúp đỡ các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi sự xuất hiện của gấu.

“Chúng tôi đang xem xét cung cấp hỗ trợ khẩn cấp cho cộng đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu của họ, chẳng hạn như khảo sát và bắt giữ những con gấu sống gần khu dân cư", ông Ito cho biết.

Nhật Bản là quê hương của hai loại gấu chính: gấu nâu sống ở tỉnh cực bắc Hokkaido và một số ít gấu ngựa sống ở Honshu, hòn đảo lớn nhất Nhật Bản.

Cả hai giống gấu này đều có chế độ ăn tạp, thích ăn quả sồi và có xu hướng tránh xa con người. Một con gấu ngựa trung bình nặng từ 40 - 100 kg, trong khi gấu nâu Nhật Bản có thể nặng tới 400 kg.

Giáo sư Koji Yamazaki từ Đại học Nông nghiệp Tokyo cho biết: “Cả gấu nâu và gấu ngựa về cơ bản đều là những loài động vật nhút nhát và né tránh con người.

Các chuyên gia cho biết, khi gấu tấn công, nguyên nhân thường là do gấu mẹ lo sợ việc chạm trán với con người sẽ gây ra mối đe dọa cho đàn con của nó.

Ông Sato, người điều hành kênh YouTube "Gấu rừng nguyên thủy", kể lại rằng hai con gấu ngựa tấn công mình dường như là một cặp mẹ con. Ông đã ghi hình sự việc qua camera và đăng video lên mạng như một lời nhắc nhở cho những người leo núi.

Nhật Bản ghi nhận hàng loạt vụ đụng độ giữa người và gấu ảnh 1

Video ghi lại cảnh ông Sato chống chọi với một trong hai con gấu.

Đoạn video ghi lại cảnh ông Sato la hét và dùng cành cây để xua đuổi gấu. Có lúc, ông phải trèo lên cây để tránh bị tấn công. May mắn thay, con gấu cuối cùng đã bỏ đi.

“Khi xem lại video, tôi vẫn sợ chết khiếp", ông Sato nói.

Biến đổi khí hậu và sự thay đổi dân số

Với sự gia tăng các cuộc chạm trán giữa người và gấu, một số chuyên gia tin rằng biến đổi khí hậu có thể là một yếu tố đẩy loài gấu ra xa môi trường sống tự nhiên.

“Sẽ có những năm nguồn quả sồi không dồi dào. Và khi đó, những con gấu không thể dự trữ đủ năng lượng trước khi ngủ đông, chúng sẽ tìm tới các khu dân cư để tìm kiếm trái cây, hạt dẻ, hồng, quả óc chó”, phó giáo sư Yamamoto từ Đại học Công nghệ Nagaoka giải thích. “Năm nay, gấu xuất hiện nhiều hơn ở các ngôi làng chính là do sồi không sinh sôi tốt".

Tsutomu Mano, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Tổ chức Nghiên cứu Hokkaido, cho biết biến đổi khí hậu “có thể có tác động đáng kể đến thời gian ra hoa của thực vật và hoạt động của côn trùng chịu trách nhiệm thụ phấn, vốn cần thiết cho quá trình đậu quả”.

Một khi gấu đã bắt đầu thích ăn thức ăn thừa của con người, chúng sẽ tiếp tục quay trở lại để ăn thêm, ông Mano cảnh báo.

Một yếu tố khác mà một số người tin rằng có thể đang đẩy gấu tới gần nơi sinh sống của con người là do tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản.

Với độ tuổi trung bình là 48, Nhật Bản là một trong những quốc gia có dân số già nhất thế giới. Đồng thời, người trẻ tại các tỉnh lẻ và vùng nông thôn có xu hướng lập nghiệp ở các đô thị lớn.

Hai yếu tố này đang khiến dân số ở vùng nông thôn các tỉnh phía bắc Nhật Bản suy giảm nhanh chóng, khiến các khu dân cư ngày càng thưa thớt khiến gấu dễ dàng xâm nhập hơn.

Theo đài truyền hình quốc gia NHK, trong số 71 người bị gấu tấn công vào tháng 10, có 61 người trên 60 tuổi, thậm chí có 21 người ở độ tuổi 80.

Tại Karuizawa, một thị trấn nghỉ mát nằm ở tỉnh Nagano, phía tây bắc Tokyo, các nhà bảo tồn đã dùng chó tuần tra trong rừng để xua đuổi gấu.

Nhưng các nhà chức trách ở tỉnh Akita, nơi ghi nhận số vụ gấu tấn công cao thứ hai cả nước, đang có biện pháp quyết liệt hơn. Họ đã bắt đầu trao thưởng cho những người đánh bẫy gẫy.

Nhật Bản ghi nhận hàng loạt vụ đụng độ giữa người và gấu ảnh 2

Người dân Nhật Bản dắt chó leo núi Kurikoma ở tỉnh Miyagi.

Thống đốc Norihisa Satake cuối tháng trước đã công bố giải thưởng trị giá 5.000 yên (hơn 800.000 đồng) cho mỗi con gấu bị bắt. Các nhà chức trách cũng đang cân nhắc đề xuất dành một quỹ lên tới 15 triệu yên (2,4 tỷ đồng) để chi trả cho việc vận chuyển những con gấu bị bắt.

Nhưng các chuyên gia cho rằng cần có một cách tiếp cận toàn diện hơn.

Giáo sư Yamazaki từ Đại học Nông nghiệp Tokyo cho biết: “Bẫy gấu không đủ để giải quyết tình hình, vì vậy cần phải xem xét kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Bước đầu tiên là nghiên cứu xem loại gấu nào, xét về độ tuổi, giới tính và môi trường sống của chúng, đang xâm nhập khu dân cư và tại sao".

Theo CNN
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.