Nhiều công ty Nhật Bản không tăng tiền thưởng do khó khăn kinh tế

 Theo khảo sát của Reuters, 3/4 số công ty Nhật Bản không tăng tiền thưởng hằng năm trong mùa Hè 2019–một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang gặp vấn đề.
Người dân di chuyển trên đường phố Tokyo, Nhật bản. (Ảnh: AFP/ TTXVN)
Người dân di chuyển trên đường phố Tokyo, Nhật bản. (Ảnh: AFP/ TTXVN)

Theo kết quả cuộc khảo sát do hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) thực hiện, 3/4 số công ty Nhật Bản không tăng tiền thưởng hằng năm trong mùa Hè 2019–một dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ ba thế giới đang gặp vấn đề.

Tại Nhật Bản, các khoản tiền thưởng là “thước đo” niềm tin doanh nghiệp. Kết quả cuộc thăm dò do Reuters thực hiện trong các ngày 31/7-14/8 chỉ ra rằng 48% số doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát dự kiến giữ nguyên các mức tiền thưởng trong năm 2019, trong khi 26% số doanh nghiệp dự kiến tăng và 24% dự tính giảm các khoản tiền thưởng, trong khi khoảng 2% không có chính sách tiền thưởng.

Đại diện một công ty vận tải Nhật Bản cho biết các khoản tiền thưởng mùa Hè 2019 của doanh nghiệp này được giữ nguyên như năm 2018, bởi họ không thể gia tăng doanh số bán hàng do thiếu hụt lao động.

Trong khi đó, cuộc thăm dò do Liên đoàn Kinh doanh Nhật Bản (Keidanren) thực hiện cách đây ít ngày cũng chỉ ra rằng, các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản đang cắt giảm 3,4% tổng tiền thưởng.

Chuyên gia kinh tế cấp cao Yusuke Shimoda, thuộc Viện Nghiên cứu Nhật Bản, cho biết các khoản chi trả tiền thưởng tại Nhật Bản trong những năm gần đây là khá cao, song do sự bất ổn của nền kinh tế toàn cầu và đà tăng giá gần đây của đồng yen, các doanh nghiệp tại Đất nước Mặt Trời mọc rất khó tăng các khoản thưởng này.

Lương tăng chậm và chi tiêu tiêu dùng ảm đạm thời gian gần đây đã cản trở nỗ lực của Nhật Bản trong việc thoát ra khỏi hai thập niên giảm phát và tăng trưởng kinh tế trì trệ.

Trong một tín hiệu khả quan, 2/3 số doanh nghiệp tham gia cuộc thăm dò nhất trí với ý định của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tăng lương tối thiểu lên 1.000 yen (9,42 USD)/giờ từ mức 874 yen/giờ như hiện tại.

Nhiều công ty cho rằng bằng cách tăng lương tối thiểu, Nhật Bản có thể ứng phó tốt hơn với thực trạng thiếu lao động, thúc đẩy nhu cầu nội địa và tăng năng suất lao động, hiện ở mức thấp nhất trong Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7).

Trong khi đó, Bộ Tài chính Nhật Bản ngày 19/8 cho biết Nhật Bản thâm hụt thương mại 249,6 tỷ yen (tương đương 2,34 tỷ USD) trong tháng 7/2019. Đây là lần đầu tiên trong vòng hai tháng qua Nhật Bản bị thâm hụt thương mại.

Giới phân tích cho rằng nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật Bản bị thâm hụt thương mại là do xuất khẩu sang Trung Quốc tiếp tục giảm sút do tác động tiêu cực của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung.

Quan hệ căng thẳng với Hàn Quốc cũng tác động xấu đến xuất khẩu của Nhật Bản, nhất là khi Hàn Quốc đang là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nhật Bản ở châu Á./.

Theo Vietnamplus
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.