Việt Nam- 1 trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất khu vực Đông Nam Á, cũng là nơi có thị trường tiêu thụ bia lớn cuối cùng đang trong quá trình cổ phần hóa. Với sự thân thiện trong nét văn hóa của mình, Việt Nam trở thành thị trường nổi bật hơn nếu so sánh với các quốc gia đang nổi lên ở châu Á như Ấn Độ và Indonesia. Tại đây, 'văn hóa bia hơi' còn phổ biến ngang ngửa với 'văn hóa cà phê'.
Đây sẽ là điểm đáng cân nhắc cho các nhà đầu tư, khi chính phủ Việt Nam đang chuẩn bị đa số cổ phần trong Sabeco, doanh nghiệp lớn nhất trên thị trường,trị giá hơn 9 tỷ USD. Habeco-đối thủ cạnh tranh của Sabeco tại Hà Nội cũng đang có những chuyển biến tương tự.
Hiện Heineken đang nắm giữ 5% cổ phần của Sabeco, còn Carlsberg sở hữu 17% cổ phần trong Habeco. Cả hai doanh nghiệp đều đang phải vật lộn để giành quyền điều hành và gây sức ép lên các đối thủ còn lại. Đối với Heineken, Việt Nam là thị trường đem lại lợi nhuận cao thứ 2, nhờ vào doanh số của nhãn hiệu bia Tiger và các sản phẩm khác.
Các công ty đa quốc gia chắc chắn rất 'thèm khát' sự tăng trưởng. Các nhà sản xuất châu Á như Thai Beverage và các nhà sản xuất bia của Nhật Bản đang phải đối mặt với khó khăn tại thị trường trong nước. Điều này có thể giải thích lý do tại sao Asahi đã trả cho AB InBev một khoản phí lớn cho các nhãn hiệu bia ở Đông Âu vào năm ngoái.
Viễn cảnh các ông lớn khác nhảy vào tranh giành thị trường thực sự khiến Heineken và Carlsberg cảm thấy lo lắng và có thể 2 nhà sản xuất bia này sẽ phải vung tiền ra để khiến các đối thủ khác không có cơ hội cạnh tranh. Hiện thu nhập trước thuế, trả lãi và khấu hao của Sabeco đã cao lên 38 lần, theo dữ liệu của Eikon. Đây sẽ là 1 canh bạc lớn cho quá trình tăng trưởng ổn định.
Theo Reuters