Trong đó, số người tham gia BHXH bắt buộc, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp đều giảm so với năm 2019. Có 27 tỉnh, TP vẫn chưa đạt được các chỉ tiêu giao… Ông Hào cho biết trước bối cảnh này những tháng cuối năm 2020 có thể diễn biến phức tạp chắc chắn sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến công tác thu và phát triển đối tượng. "Dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành nghề giày da, du lịch, khách sạn… khiến những ngành này sẽ cắt giảm lao động và ảnh hưởng trực tiếp đến công tác thu và phát triển đối tượng. Ngoài ra, hiện nay một số tỉnh, thành đang thực hiện dãn cách xã hội, vì vậy cũng sẽ ảnh hưởng tới công tác này" - ông Hào nhận định.
Tại điểm cầu TP HCM, ông Phan Văn Mến, Giám đốc BHXH TP HCM, cho biết dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới các DN trên địa bàn. Dự báo, từ nay đến cuối năm sẽ có rất nhiều công ty giải thể, các DN giảm nhân lực khiến công tác thu và phát triển đối tượng, đặc biệt là đối tượng tham gia BHXH bắt buộc gặp nhiều khó khăn với nhiệm vụ phải phát triển trên 200.000 người. Ngoài ra hiện nay, một số bệnh nhân mặc dù bệnh không quá nặng nhưng vẫn chuyển tuyến từ các tỉnh lên TP HCM nên gây ra tình trạng gia tăng chi phí khám chữa bệnh của TP so với năm 2019.
Theo BHXH Việt Nam, tính đến hết ngày 31-7, ngành BHXH đã giải quyết 70.878 hồ sơ hưởng lương hưu và trợ cấp BHXH hằng tháng; 539.118 người hưởng các chế độ trợ cấp 1 lần (trong đó 475.577 người nghỉ việc hưởng BHXH 1 lần); 5.393.768 lượt người hưởng chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe; 580.634 người hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT cho 92,490 triệu lượt người khám khám chữa bệnh nội trú và ngoại trú…