Những câu hỏi đến từ phía sau

(Ngày Nay) - Hàng trăm nghìn giáo viên và học sinh đang phải tự xoay sở khi các trường học đóng cửa đã 3 tháng. Bên cạnh việc học của trò, thì còn có câu chuyện mưu sinh của người thày. Và những câu hỏi hiển nhiên đó, dường như lại không có được sự quan tâm đúng mức của những người đứng đầu ngành giáo dục. 
Những câu hỏi đến từ phía sau

“Không để ai bị bỏ lại phía sau” là 1 slogan ra đời từ Chương trình nghị sự 2030 do các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc cùng thống nhất từ năm 2018 – “No one will be left behind”.
Đừng hiểu khái niệm “bị bỏ lại phía sau” một cách chung chung. Liên Hợp quốc đã đưa ra 5 yếu tố được xem chìa khóa để hiểu ai đang bị bỏ lại phía sau và tại sao:
1/ Phân biệt đối xử
2/ Nơi cư trú
3/ Tình trạng kinh tế xã hội
4/ Khả năng tự quản trị
5/ Nguy cơ bị tổn thương trước những cú sốc.

Mặc dù đây là những yếu tố được đưa ra cho các quốc gia, nhưng nếu chiểu nó theo đối tượng nhỏ hơn, như là các nhóm người trong xã hội, thì nó vẫn rất hợp lý.

Bài viết này, lấy đúng tinh thần “Không để ai bị bỏ lại phía sau” của LHQ, để đặt ra những câu hỏi với những người có trách nhiệm của ngành giáo dục. Những câu hỏi, vì thế, đến từ phía sau.

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 1

"Không để ai bị bỏ lại phía sau" cũng là khẩu hiệu được UNESCO sử dụng cho nhiều chiến dịch truyền thông liên quan đến giáo dục.
Ảnh: UNESCO

Giáo viên không thất nghiệp, nhưng sống sao được khi nghỉ không lương?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước có khoảng 1,2 triệu giáo viên tất cả các cấp học. Mặc dù hơn 50% biên chế cả nước đã thuộc về ngành giáo dục (đó là một ưu đãi đã có từ khi đất nước còn chiến tranh bom đạn khó khăn), nhưng vẫn có khoảng 90.000 giáo viên trong diện hợp đồng. Biên chế nhà nước thì tốt, quy định rõ ràng, có nghỉ cách ly theo yêu cầu của chính phủ thì vẫn có lương cơ bản. Với diện hợp đồng, về cơ bản thì quyền lợi cũng vậy, bảo hiểm xã hội vẫn có, nhưng vấn đề ở chỗ tùy thuộc vào nhà trường liệu cơm gắp mắm.

Các trường tư - thuộc khối ngoài công lập, hầu hết đều không có nguồn thu khi học sinh nghỉ học, trong khi chi phí cố định hàng tháng lên tới hàng trăm triệu. Vì thế, đương nhiên phần lớn các giáo viên trường tư nghỉ không lương (nếu không thì trường cũng phải giảm biên chế). Tình trạng nghỉ không lương tạo ra những con số thông kê không mấy quan ngại trong các bản báo cáo gửi lên trên (vì về danh nghĩa, các giáo viên vẫn chưa thất nghiệp). Nhưng thực tế, giáo viên thu nhập vốn thấp so với mặt bằng xã hội, tích lũy không nhiều, nay nghỉ dài như vậy nhiều người rất lao đao (báo chí đã phản ánh nhiều trường hợp các thày cô phải tạm thời buôn bán chạy chợ để mưu sinh, nhưng sau khi Thủ tướng chỉ đạo giãn cách toàn xã hội thì những công việc tạm thời đó họ cũng không thể làm nữa).

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 2

Tháng 2/2020, bức ảnh 6 cô giáo trường mầm non tư thục Ngôi Nhà Trẻ Thơ (ở P.Thạnh Xuân, Q.12, TP.HCM) cùng nhau mở gian hàng bán nước giải khát và nước rửa tay khiến dư luận thương cảm.

Thậm chí, Nghị quyết số 42/NQ-CP của chính phủ, về hỗ trợ những người dân khó khăn do đại dịch covid 19, các thày cô cũng có thể không được nhận. Vì theo nội dung của nghị quyết số 42 đối tượng hỗ trợ chỉ là người lao động của các doanh nghiệp, còn giáo viên hợp đồng của các cơ sở công lập thì không nằm trong diện hỗ trợ của nhà nước. Các lãnh đạo của ngành giáo dục có biết những vướng mắc này không?

Không có điều kiện học từ xa thì phải làm sao?

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 3

Một chương trình dạy học qua truyền hình trong thời gian giãn cách xã hội của Đài truyền hình Hà Nội. (Ảnh chụp màn hình)

1 tháng sau khi dịch Covid-19 bùng phát ở Việt Nam – tức là đến tận tháng 3, Bộ GD&ĐT mới có những hành động nhúc nhắc trong việc tìm giải pháp dạy và học từ xa. Trước đó, toàn xã hội chỉ nín thở chờ từng thông báo lịch nghỉ học của học sinh các cấp, được đưa ra mỗi tuần.

Không có một tầm nhìn xa – hay nói nôm na là một phương án B – Bộ Giáo dục vội vã chạy đến tìm kiếm sự giúp đỡ của Bộ Thông tin và Truyền thông. Đến cuối tháng 3, tức là 2 tháng sau khi học sinh cả nước nghỉ học, cuối cùng thì ngành công nghệ thông tin cũng được gọi vào cuộc. Ngày 26/3/2020, các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam nước đã ký cam kết hỗ trợ ngành giáo dục và đào tạo một số nội dung nhằm phòng, chống dịch COVID-19.  Viettel, VNPT hỗ trợ miễn phí hạ tầng công nghệ thông tin cho các cơ sở giáo dục đại học (máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền bảo đảm dạy học trực tuyến); cung cấp miễn phí giải pháp đào tạo trực tuyến cho toàn bộ các trường đại học, phổ thông trên toàn quốc.

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 4

Ngày 26/3, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc công bố cam kết đồng hành giữa 2 Bộ trong việc hỗ trợ giảng dạy trực tuyến cho các em học sinh, sinh viên trong thời gian dịch bệnh Covid-19.
(Ảnh: Bộ GD&ĐT)

Thế nhưng Thành Rome không được xây trong 1 ngày, thày trò cả nước vẫn sử dụng bản miễn phí của ứng dụng đàm thoại online phổ biến nhất thế giới hiện nay: Zoom. Và nếu bạn theo dõi báo chí thì sẽ biết rằng, ứng dụng này vừa có scandal làm lộ rất nhiều thông tin người sử dụng, đồng thời có nguy cơ bị hack và can thiệp nội dung xấu trong quá trình đàm thoại.

Một khảo sát thực hiện với 4.000 sinh viên ĐH Nha Trang cách đây ít ngày cho thấy, có tới 85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền thống (học tập trung trên lớp). 36% sinh viên được khảo sát cho biết có gặp những đối tượng quấy phá lớp học.

Nhưng có máy tính mà học rồi hẵng nói chuyện hiệu quả hay không.

Học sinh ở nông thôn, vùng sâu vùng xa, rất nhiều nơi kể từ đầu dịch nghỉ học, đến nay không có cơ hội tiếp cận với kiến thức. Chương trình đào tạo từ xa được thiết kế để đưa lên truyền hình và internet. Nhưng muốn học được thì phải có TV, có máy tính (hoặc ít ra là smartphone), có đường truyền internet.

Hình ảnh những học sinh miền núi phía Bắc leo lên đỉnh núi để có sóng wifi tiếp nhận bài học qua internet không chỉ cảm động về sự hiếu học. Ở khía cạnh khác, nó cho thấy một thực tế đáng buồn, rằng các em đã bị bỏ lại phía sau trên con đường tiếp cận tri thức.

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 5

Sinh viên Sú Seo Chung trong thời gian nghỉ học, mỗi ngày vượt 5km đường núi để ra sườn đồi gần trụ sở xã Túng Sán học online (Ảnh: Báo Hà Giang)

Những học sinh không có điều kiện để tiếp cận phương án dạy học từ xa mà Bộ Giáo dục hỉ hả cho là giải pháp, các em sẽ mất trắng ít nhất là nửa năm học. Có người nói, sẽ có phương án bù đắp cho các em bằng điểm cộng khi đi thi. Thật là một câu trả lời thiếu trách nhiệm. Bởi vì nếu chỉ học để đi thi lấy cái bằng, thì những cô cậu học sinh ấy đã không đội sương đội gió lên tận đỉnh núi để hướng về tri thức. Đúng vậy, các em cần tri thức. Và nếu không có một chiếc máy tính, thì ai bù tri thức cho các em?

3/ Dịch bệnh là bất khả kháng, nhưng có thể xem nó là cơ hội không?

Có thể, đây sẽ là cơ hội chưa từng có để thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ vào giáo dục. Các doanh nghiệp viễn thông đang đầu tư mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu mỗi hộ gia đình một đường cáp quang tốc độ cao, mỗi người dân một máy điện thoại thông minh kết nối 4G/5G. Đó có thể là tương lai không còn xa, nhưng trước hết phải nhìn nhận, đó không phải là trách nhiệm của ngành thông tin truyền thông. Hoạch định, đề xuất phối hợp đầu tư hỗ trợ công nghệ cho giáo dục – đó trước hết là trách nhiệm của những người đứng đầu ngành giáo dục.

Cũng có thể, đây là cơ hội để giảm tải chương trình học, lược bớt hoặc thậm chí loại bỏ các môn học không cần thiết. Bởi vì sau ngần ấy thời gian nghỉ học, cả giáo viên lẫn học sinh đã nhận rõ cốt lõi kiến thức cần học là gì. Giải bài toán ấy ngay lúc này, lãnh đạo Bộ Giáo dục có thể cứu nguy cho hàng trăm nghìn học sinh chờ thi chuyển cấp trong năm nay, đang ngập trong khối lượng bài học chưa được giản lược.

Những câu hỏi đến từ phía sau ảnh 6

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Phùng Xuân Nhạ đi thăm một số trường học tại vùng lũ huyện Quan Sơn (Thanh Hóa).
(Ảnh Dân Trí)

Lo cho đời sống giáo viên, và chất lượng đào tạo của học sinh, đó cũng là bài toán trách nhiệm của lãnh đạo ngành giáo dục. Và xin nhắc lại, nếu xét trên 5 yếu tố được xem chìa khóa để hiểu ai đang bị bỏ lại phía sau của LHQ:
1/ Phân biệt đối xử
2/ Nơi cư trú
3/ Tình trạng kinh tế xã hội
4/ Khả năng tự quản trị
5/ Nguy cơ bị tổn thương trước những cú sốc.

Thì ngành giáo dục đang bỏ lại phía sau quá nhiều người, lại nằm trong 2 đối tượng cơ bản tạo nên ngành giáo dục: Thày và Trò.

Nửa sau năm học này coi như bỏ, nhiều phụ huynh và học sinh đã sẵn sàng với điều đó. Cũng có thể coi đó là sự hy sinh cho đất nước thắng lợi trong cuộc chiến chống dịch Covid-19.
Nhưng cái giá đổi lại sẽ là gì? Khi mà chính lãnh đạo Bộ Giáo dục, tận khi tháng 4 đã bước sang nửa cuối, vẫn đang trình lên những phương án thi và học hết sức mông lung và nước đôi, khiến các phụ huynh xem xong cũng không hiểu tương lai học hành của con mình sẽ thành ra thế nào?

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
Căng thẳng giữa Nga và phương Tây "nóng lên" ở Bắc Cực
(Ngày Nay) - Căng thẳng giữa Nga và phương Tây ở Bắc Cực đã gia tăng đáng kể, khi Moskva chỉ trích những tuyên bố của Washington về Bắc Cực cũng như việc Mỹ gia tăng hoạt động quân sự. Bất đồng đó có thể lên đến đỉnh điểm khi Lầu Năm Góc dự kiến ​​công bố Chiến lược Bắc Cực mới.
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
Nguy cơ đối với sức khỏe con người từ vi nhựa trong không khí
(Ngày Nay) - Vi nhựa được xem là chất gây ô nhiễm chính cho các đại dương và sự hiện diện của chúng trong không khí ít được biết đến hơn. Trong những năm gần đây ngày càng có nhiều lo ngại về những nguy cơ tiềm ẩn của vi nhựa đối với sức khỏe con người, nhưng những nghiên cứu về vấn đề này mới ở giai đoạn sơ khai.
Ảnh minh họa
Sự kế thừa, phát triển những giá trị của Quốc hiệu Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
(Ngày Nay) - Trải qua quá trình lao động sản xuất không ngưng nghỉ nhằm thích ứng với tự nhiên và ứng phó với những yếu tố bên ngoài, sự xuất hiện của quốc hiệu Việt Nam là thành quả nỗ lực lớn lao của cộng đồng người Việt, mở ra trang mới trong lịch sử dựng nước, giữ nước dân tộc ta.
Đoàn tàu của ngư dân Cảng Trần Đề (Sóc Trăng) đang di chuyển thỉnh Ông ngoài tại Lễ hội Nghinh Ông.
Lễ hội Nghinh Ông Nam Hải thu hút du khách gần xa
(Ngày Nay) - Ngày 29/4, tại thị trấn Trần Đề, UBND huyện Trần Đề (Sóc Trăng) tổ chức lễ hội Nghinh Ông Nam Hải năm 2024. Đây là một trong những lễ hội lớn ở khu vực duyên hải Tây Nam Bộ, với mong muốn cầu cho quốc thái dân an, biển lặng, gió hòa, ngư dân đánh bắt được nhiều tôm cá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đối với người trẻ Trung Quốc, sự độc lập của cá nhân là nền tảng và ưu tiên hàng đầu của việc hẹn hò và các mối quan hệ. Ảnh: Weixin
Trung Quốc: Giới trẻ chuộng hẹn hò "độc thân"
(Ngày Nay) - Giới trẻ ở Trung Quốc đang ngày càng áp dụng những cách tiếp cận mới trong việc hẹn hò và xây dựng các mối quan hệ, sự thay đổi được phản ánh qua việc dân số độc thân ở nước này ngày càng gia tăng.