Công nhân cao su: Do phải tiếp xúc với hóa chất, hơi hóa chất, bụi và các phụ phẩm khác trong quá trình sản xuất cao su, những người công nhân sản xuất cao su dễ mắc các bệnh ung thư dạ dày, ung thư phổi và ung thư bàng quang. (Ảnh: VOV) |
Công nhân tái chế: Công việc tái chế đòi hỏi người công nhân phải tiếp xúc với kim loại nặng. Nhiễm độc do thường xuyên tiếp xúc với kim loại nặng có thể gây ung thư gan, phổi, thận và vòm họng. (Ảnh: VOV) |
Nông dân: Thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hay phân bón có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư hạch bạch huyết và ung thư máu. (Ảnh: VOV) |
Nhà tạo mẫu tóc: Những người làm công việc tạo mẫu tóc thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất có trong thuốc nhuộm, thuốc uốn, thuốc ép tóc. Về lâu dài, các hóa chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư bàng quang, ung thư thanh quản và ung thư phổi. (Ảnh: VOV) |
Công nhân cơ khí: Do phải tiếp xúc với nhiều nhân tố gây ung thư như a-mi-ăng, xăng dầu và các hóa chất tương tự, công nhân cơ khí dễ mắc ung thư máu và u trung biểu mô. (Ảnh: VOV) |
Thợ làm móng: Ung thư hạch bạch huyết và đa u tủy xương là những dạng ung thư dễ mắc ở thợ làm móng do thường xuyên phải tiếp xúc với các hóa chất có trong sơn móng, nước tẩy móng và chất làm cứng móng. (Ảnh: VOV) |
Thợ mỏ: Khí thải động cơ diesel vốn đã là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư. Bên cạnh đó, khói bụi trong quá trình khai thác mỏ có thể tích tụ trong phổi người thợ mỏ có thể gây ung thư phổi và bệnh phổi đen. (Ảnh: VOV) |
Tiếp viên hàng không và phi công: Thường xuyên phải tiếp xúc với tia UV và tia vũ trụ là nguyên nhân chính gây ung thư, đặc biệt là ung thư da, ở những người làm việc trong ngành hàng không. (Ảnh: VOV) |
Người làm việc ca đêm: Những người thường xuyên làm việc ca đêm có nguy cơ mắc ung thư cao hơn do rối loạn đồng hồ sinh học. Các dạng ung thư dễ mắc ở người làm việc ca đêm là ung thư vú ở nữ giới và ung thư phổi ở nam giới. (Ảnh: VOV) |