Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho biết Thế vận hội không bao gồm các mục đích chính trị. Nhưng các chính phủ và vận động viên thường xuyên sử dụng Thế vận hội để đưa ra các tuyên bố chính trị, qua các cuộc tẩy chay và biểu tình.
(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

Olympic Athens 1906: vận động viên đầu tiên phản đối công khai

Peter O'Connor, một vận động viên (VĐV) điền kinh người Ireland, thi đấu cho đoàn thể thao của Vương quốc Anh, đã giành huy chương vàng ở nội dung nhảy ba vòng. Trong lễ trao huy chương, anh đã trèo lên cột cờ Olympic và giơ lá cờ của Ireland lên, để phản đối việc phải thi đấu cho đoàn thể thao của Vương quốc Anh.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 1

VĐV điền kinh Peter O'Connor tại Olympic Athens 1906. (Ảnh: CFR)

Olympic Antwerp 1920: sự ra đời của biểu tượng 5 vòng tròn

Thế vận hội Mùa hè năm 1920 tại Antwerp (Bỉ) đánh dấu sự ra đời của lá cờ Olympic với biểu tượng 5 vòng tròn lồng vào nhau, tượng trưng cho 5 châu lục trên thế giới.

Bên cạnh đó, kỳ Olympic này không có sự xuất hiện của 5 nước thất bại trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là Áo, Bulgaria, Đức, Hungary và Đế chế Ottoman. Liên Xô cũng không tham gia.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 2

Lá cờ Olympic với biểu tượng 5 vòng tròn lần đầu tiên xuất hiện tại Olympic Antwerp 1920. (Ảnh: Getty Images)

Olympic Berlin 1936: Thế vận hội của Đức Quốc xã

Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) đã "trao" cả 2 kỳ Thế vận hội Mùa hè và Mùa đông năm 1936 cho Đức, trước khi Đức Quốc xã nắm toàn quyền kiểm soát đất nước năm 1933. Một số nước, bao gồm cả Mỹ, đe dọa tẩy chay 2 kỳ Olympic nhưng vẫn quyết định tham dự sau đó.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 3

Từ trái qua phải: VĐV người Nhật Bản Naoto Tajima, VĐV người Mỹ Jesse Owens và VĐV Lutz Long của Đức Quốc xã. (Ảnh: AP)

Olympic Helsinki 1952: dấu ấn của Chiến tranh Lạnh

Thế vận hội Mùa hè năm 1952 được các phương tiện truyền thông miêu tả như một cuộc cạnh tranh giữa các nước tư bản và các nước xã hội chủ nghĩa. Lần đầu tiên, Liên Xô tham dự một kỳ Olympic, và giành được 71 huy chương, nhiều thứ hai sau Mỹ.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 4

VĐV Yuri Lituev (ngoài cùng bên trái) của đoàn thể thao Liên Xô trên bục nhận huy chương. (Ảnh: Getty Images)

Olympic Melbourne 1956: lần tẩy chay đầu tiên

Đây là kỳ Thế vận hội đầu tiên ghi nhận sự tẩy chay của một số quốc gia. Trung Quốc tấy chay vì IOC cho phép Đài Loan tham dự, trong khi Hà Lan, Tây Ban Nha và Thụy Sĩ làm điều tương tự để phản đối sự can thiệp của Liên Xô ở Hungary. Căng thẳng được đẩy lên đỉnh điểm trong một trận đấu bóng nước giữa 2 đội tuyển Olympic của Liên Xô và Hungary, khi cầu thủ hai bên đã lao vào một cuộc ẩu đả.

Ngoài ra, Ai Cập, Iraq và Lebanon cũng tẩy chay kỳ Thế vận hội này để phản đối việc Pháp, Israel và Vương quốc Anh tấn công Ai Cập sau khi nước này quốc hữu hoá kênh đào Suez.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 5

Một VĐV bị thương trong cuộc ẩu đả giữa 2 đội tuyển bóng nước của Hungary và Liên Xô tại Olympic Melbourne 1956. (Ảnh: Getty Images)

Olympic Mexico 1968: các VĐV da màu "lên tiếng"

Thế vận hội Mùa hè năm 1968 diễn ra khi Phong trào Dân quyền tại Mỹ đang ở đỉnh cao. Tommie Smith và John Carlos, 2 VĐV điền kinh người Mỹ gốc Phi, đã nâng cao cánh tay của mình để thể hiện sự ủng hộ với người da màu khi đang đứng trên bục nhận huy chương. Uỷ ban Olympic của Mỹ đã đuổi họ về nước ngay sau hành động đó.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 6

Hành động giơ tay thể hiện sự ủng hộ với người da màu của 2 VĐV người Mỹ gốc Phi Tommie Smith và John Carlos. (Ảnh: Getty Images)

Olympic Munich 1972: thảm sát tại Munich

Đây là kỳ Thế vận hội mà 11 VĐV người Israel đã bị sát hại bởi một nhóm khủng bố có tên Tháng 9 Đen, thuộc đảng Fatah của cựu Tổng thống Palestine Yasser Arafat. Trước đó, chúng yêu cầu hính phủ Israel thả tự do hàng trăm tù nhân Palestine đang bị giam giữ tại nước này, nhưng bị từ chối thẳng thừng.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 7

Quan tài của những VĐV và HLV người Israel bị sát hại tại Olympic Munich 1972. (Ảnh: Getty Images)

Winter Olympic Lake Placid 1980: cuộc tẩy chay của hơn 60 nước với Liên Xô

Tại kỳ Thế vận hội Mùa đông này, đích thân Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã đứng ra kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa hè 1980 ở Moscow diễn ra vài tháng sau đó, để phản đối việc Liên Xô can thiệp vào Afghanistan.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 8

Ngọn lửa Olympic cháy bên cạnh bức tượng lãnh tụ Liên Xô Vladimir Ilyich Lenin. (Ảnh: AP)

Olympic Los Angeles 1984: Liên Xô trả đũa

Liên Xô là nước dẫn đầu cuộc tẩy chay kỳ Thế vận hội lần này. Hầu hết các nước thuộc khối Warszawa, cùng 2 cường quốc thể thao là Cuba và Đông Đức đều từ chối tham gia. Romania là quốc gia duy nhất thuộc khối Liên Xô tham dự.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 9

Mộy poster có nội dung mỉa mai Liên bang Xô Viết tại Olympic Los Angeles 1984. (Ảnh: AP)

Olympic Barcelona 1992: Thế vận hội hậu Chiến tranh Lạnh

Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, Đức và Tây Ban Nha cùng thi đấu dưới lá cờ Olympic. Đoàn thể thao Nam Phi trở lại Thế vận hội sau 32 năm bị cấm tham gia, bởi không chịu từ bỏ chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Trong các nước thuộc Liên Xô cũ, Estonia, Latvia, Lithuania lần đầu tiên tham dự với tư cách là các quốc gia riêng biệt; những nước còn lại tập hợp thành một đội có tên Nhóm Thống nhất để thi đấu. Ngoài ra, Bosnia và Herzegovina, Croatia và Slovenia cũng là những nước lần đầu tham dự với tư cách là các quốc gia riêng biệt.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 10

Các VĐV thuộc đoàn thể thao Nhóm Thống nhất bắt tay với các VĐV Romania. (Ảnh: Getty Images)

Olympic Sydney 2000: sự công nhận dành cho người Úc bản địa

Cathy Freeman, VĐV người Úc bản địa đầu tiên giành được huy chương tại một kỳ Thế vận hội, đã được chọn làm người thắp sáng ngọn lửa Olympic ở Sydney. Quyết định này tượng trưng cho mong muốn hòa giải người da trắng và người bản địa của Úc. 10 ngày sau, Cathy giành huy chương vàng ở nội dung chạy 400 mét.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 11

Cathy Freeman mang theo cả cờ Thổ dân lẫn cờ Úc tại Olympic Sydney 2000. (Ảnh: Reuters)

Winter Olympic Sochi 2014: Mỹ và phương Tây kêu gọi tẩy chay Nga

Các nhà hoạt động xã hội ở Mỹ và các nước phương Tây đã kêu gọi tẩy chay Thế vận hội Mùa đông 2014 ở Sochi, Nga, vì cho rằng nước này đang có nhiều vấn đề nhân quyền chưa được giải quyết. Một số nhà lãnh đạo, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Anh David Cameron và Thủ tướng Đức Angela Merkel, không tham dự lễ khai mạc.

Người đứng đầu IOC là Thomas Bach, đã chỉ trích động thái trên: “Thể thao chỉ có thể đóng góp vào sự phát triển của hòa bình, nếu nó không phải là sân khấu của những bất đồng chính trị."

Olympic Rio 2016: đội tuyển Olympic Người tị nạn lần đầu "ra mắt"

Đây là lần đầu tiên, một đội tuyển Olympic của những người tị nạn tham dự một kỳ Thế vận hội. Đội có 10 VĐV đã buộc phải rời bỏ đất nước của họ, bao gồm cả Cộng hòa Dân chủ Congo và Syria. Ông Thomas Bach quyết định thành lập đội tuyển Olympic Người tị nạn vào năm 2015, vào đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư của châu Âu, với khoảng 1,3 triệu người đã trở thành người tị nạn.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 12

10 thành viên của đội tuyển Olympic Người tị nạn tại Olympic Rio 2016. (Ảnh: IOC)

Winter Olympic Pyeongchang 2018: hướng tới hoà bình tại bán đảo Triều Tiên

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in đặt mục tiêu thúc đẩy mối quan hệ với Triều Tiên qua các trận đấu tại Thế vận hội Mùa đông 2018. Các VĐV Hàn Quốc và Triều Tiên đã cùng nhau diễu hành trong lễ khai mạc, vẫy những lá cờ trắng in hình bán đảo Triều Tiên. Gần ngày bế mạc, chính phủ Triều Tiên cho biết sẵn sàng nối lại đàm phán với Mỹ, và mời ông Moon Jae-in đến thăm Triều Tiên. Cuối năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã lần đầu gặp mặt và hội đàm.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 13

Lá cờ in hình bán đảo Triều Tiên được một VĐV hockey người Triều Tiên và một VĐV trượt tuyết người Hàn Quốc giương cao tại Thế vận hội Mùa Đông 2018. (Ảnh: Reuters)

Olympic Tokyo 2020: đại dịch COVID-19

Ban tổ chức Olympic Tokyo đã phải dời lịch tổ chức Thế vận hội đến năm 2021, do tình hình dịch bệnh quá căng thẳng. Tuy nhiên, trước khi Thế vận hội diễn ra, số ca nhiễm COVID-19 liên tục tăng, trong khi tỷ lệ tiêm chủng vẫn ở mức thấp. Do đó, sự phản đối của công chúng Nhật Bản với Thế vận hội ngày càng tăng, với cáo buộc chính phủ Nhật đã gây nguy hiểm cho cộng đồng vì lợi ích kinh tế và chính trị. Dù vậy, Olympic Tokyo đã không gây ra một đợt bùng phát mới nào.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 14

Các VĐV điền kinh thi đấu trong một sân vận động không có khán giả tại Olympic Tokyo 2020. (Ảnh: Getty Images)

Bên cạnh đó, ở kỳ Thế vận hội lần này, các VĐV Nga không được phép đại diện cho nước Nga để tranh tài. Họ phải thi đấu với tư cách một đội tuyển trung lập, chỉ đại diện cho Uỷ ban Olympic Nga, dưới ký hiệu ROC. Nguyên nhân là bởi Cơ quan phòng chống Doping thế giới đã cấm Nga tham dự mọi sự kiện thể thao mang tầm quố tế trong 4 năm kể từ 2019, sau khi xuất hiện bằng chứng cho thấy chính quyền Nga đã che đậy một kế hoạch doping kéo dài nhiều năm do nhà nước tài trợ. Tổng thống Nga Vladimir Putin bác bỏ các cáo buộc, nói rằng lệnh cấm là "dựa trên các cân nhắc về chính trị."

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 15

Lá cờ Nga được thay thế bằng biểu tượng của Uỷ ban Olympic Nga (giữa). (Ảnh: Reuters)

Winter Olympic Beijing 2022: Trung Quốc bị tẩy chay

Mỹ tuyên bố tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, với lý do chính phủ Trung Quốc vi phạm nhân quyền, bao gồm chống lại người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở khu vực Tân Cương. Úc, Canada và Anh cũng làm điều tương tự. IOC phản đối các cuộc tẩy chay và khẳng định rằng họ duy trì quan điểm trung lập về các vấn đề chính trị.

Những dấu ấn về chính trị tại các kỳ Thế vận hội ảnh 16

Những người biểu tình treo cờ Tây Tạng bên ngoài trụ sở IOC ở Thụy Sĩ để phản đối Thế vận hội Mùa Đông năm 2022 ở Bắc Kinh. (Ảnh: Reuters)

Theo Council of Foreign Relations
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Hà Nội: Đảm bảo an toàn, thuận lợi cho các kỳ thi, tuyển sinh
(Ngày Nay) - Chiều 7/5, Ban Chỉ đạo thi tốt nghiệp Trung học phổ thông thành phố Hà Nội năm 2024 và Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025 đã họp phiên thứ nhất, phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà, Trưởng 2 Ban Chỉ đạo thành phố Hà Nội chủ trì cuộc họp.
Ảnh minh họa
Mưa dông diện rộng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 8-9/5, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông trên diện rộng. Khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến 50-100 mm, có nơi trên 150 mm. Từ đêm 9/5, mưa lớn giảm dần. Độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá cấp 1.
Đại sứ Việt Nam tại Nga Đặng Minh Khôi phát biểu tại buổi lễ (Ảnh VOV)
Hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ trọng thể tại LB Nga
(Ngày Nay) -  Ngày 7/5, Đại sứ quán Việt Nam ở LB Nga đã phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật người Việt Nam tại LB Nga đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024). Tham dự buổi lễ có đông đủ cán bộ Đại sứ quán, các cơ quan đại diện bên cạnh Đại sứ quán, đại diện các hội đoàn người Việt Nam tại LB Nga.
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
Israel tuyên bố kiểm soát cửa khẩu Rafah
(Ngày Nay) - Vào ngày 7/5, Israel tuyên bố nắm quyền kiểm soát cửa khẩu Rafah nằm ở khu vực biên giới giữa dải Gaza- lãnh thổ của người Palestine và sa mạc Sinai của Ai Cập.
Ảnh minh họa
Tốc độ internet tại tỉnh Điện Biên ở mức cao nhất Việt Nam
(Ngày Nay) -  Theo số liệu mới nhất của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông, Điện Biên đang là tỉnh có tốc độ internet băng rộng cố định nhanh nhất Việt Nam. Đây là kết quả đo kiểm ghi nhận từ hệ thống đo tốc độ truy cập internet (VNNIC Internet speed) do Trung tâm Internet Việt Nam vận hành.
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
Alibaba cải tổ nền tảng thương mại Taobao
(Ngày Nay) - Tập đoàn Alibaba đang tiến hành một cuộc cải tổ đặc biệt đối với nền tảng thương mại điện tử Taobao trước lễ hội mua sắm hàng năm lớn thứ hai tại Trung Quốc 618 (diễn ra vào ngày 16/8).