(Ngày Nay) - Tiêu chí để làm tình nguyện viên Thế vận hội là: ít nhất 18 tuổi tính đến ngày 1/1/2024, nói tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, có ít nhất 10 ngày rảnh rỗi trong mùa Hè năm 2024.
(Ngày Nay) - Khi lượng tuyết tự nhiên trên toàn cầu sụt giảm do biến đổi khí hậu, ngày càng có nhiều sự kiện thể thao buộc phải sử dụng tuyết nhân tạo để đảm bảo điều kiện thi đấu. Là nước chủ nhà của Thế vận hội mùa đông 2022, Trung Quốc đã vượt qua một hành trình đầy khó khăn để tạo ra những đường đua trắng.
(Ngày Nay) - Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) cho biết Thế vận hội không bao gồm các mục đích chính trị. Nhưng các chính phủ và vận động viên thường xuyên sử dụng Thế vận hội để đưa ra các tuyên bố chính trị, qua các cuộc tẩy chay và biểu tình.
(Ngày Nay) - Nếu Ủy ban Olympic Quốc tế IOC thực sự quan tâm đến việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, phải chăng họ nên hoan nghênh các vận động viên gửi thông điệp về công bằng xã hội?
(Ngày Nay) - Việc Tsimanouskaya xin tị nạn tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020 đã tiêu tốn không ít giấy mực của của dư luận suốt một tuần qua. Trường hợp của nữ vận động viên (VĐV) người Belarus không phải câu chuyện hy hữu tại các kỳ Olympic.
(Ngày Nay) - Kết thúc ngày 4/8, đoàn thể thao Nhật Bản đã giành thêm 2 HCV để thu hẹp khoảng cách với Trung Quốc trên bảng tổng sắp của Olympic Tokyo 2020. Mặc dù vậy, Trung Quốc vẫn duy trì cách biệt khá an toàn với cả Nhật Bản và Mỹ.
(Ngày Nay) - Vẫn chưa chắc chắn liệu đoàn Olympic Hàn Quốc có thể đạt được mục tiêu trước đó là giành ít nhất bảy huy chương vàng và nằm trong top 10 của bảng xếp hạng huy chương Thế vận hội mùa này hay không. Thế nhưng, các ngôi sao trẻ của tuyển Olympic Hàn Quốc đang mang đến hy vọng cho xứ sở kim chi về một mùa Thế vận hội khởi sắc năm 2024 ở Paris, khi đã thể hiện những màn trình diễn đầy tiềm năng tại Tokyo 2020.
(Ngày Nay) - Dù được đánh giá là ứng cử viên nặng ký cho huy chương vàng ở hạng cân siêu nặng, thế nhưng Laurel Hubbard đã nhanh chóng thất bại và kết thúc kỳ Thế vận hội một cách lặng lẽ.
(Ngày Nay) - Việc thủ đô Tokyo liên tục phải áp đặt tình trạng khẩn cấp do sự lây lan nhanh của biến thể Delta trong thời điểm Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra, khiến cho triển vọng chính trị của Thủ tướng Suga Yoshihide ngày càng rơi vào thế bấp bênh.
(Ngày Nay) - Đầu tuần này, Laurel Hubbard sẽ trở thành vận động viên chuyển giới công khai đầu tiên thi đấu tại Thế vận hội. Việc cô được đội tuyển New Zealand lựa chọn để thi đấu tại Nhật Bản đã trở thành chủ đề gây tranh cãi trong giới thể thao.
(Ngày Nay) - Khi được hỏi về những bình luận thù hận trên mạng, vận động viên thể dục dụng cụ Murakami Mai đã không giữ được bình tĩnh và rơi nước mắt. Cô bị đám đông chửi rủa chỉ vì tham gia Thế vận hội Tokyo 2020.
(Ngày Nay) - Thế vận hội Tokyo 2020 có tất cả 175 vận động viên đã công khai là người thuộc cộng đồng LGBTIQ+. Con số này nhiều gấp 3 lần Thế vận hội Rio 2016 và nhiều hơn tất cả các Thế vận hội khác cộng lại.
(Ngày Nay) - Thay vì tập trung vào các bộ môn sở trường, nhiều vận động viên trẻ Trung Quốc đã được chuyển sang thi đấu ở các môn thể thao kém nổi bật, với hy vọng có thể dẫn đầu ở các môn thi này và giành được huy chương vàng (HCV).
(Ngày Nay) - Vốn dĩ, thể thao không những có thể giúp chúng ta cải thiện về mặt thể chất, mà còn đem lại những lợi ích to lớn về mặt tinh thần. Tại các kỳ Thế vận hội, thế giới tạm gác lại những lo âu, các quốc gia sẽ ngừng bắn, và tiếng cười cùng cờ hoa sẽ tràn ngập khắp muôn nơi. Thế nhưng, COVID-19 đến đã làm đổi thay nhiều thứ, khiến những cánh cửa của hy vọng bỗng đóng lại, chỉ còn nhiều những giấc mơ tan vỡ.
(Ngày Nay) - Từng phản đối việc tổ chức Thế vận hội Tokyo 2020, nhưng giờ đây nhiều người dân Nhật Bản đang hoà mình vào không khí lễ hội của sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
(Ngày Nay) - Người chuyển giới tham gia vào thi đấu thể thao vẫn luôn gây ra nhiều tranh cãi, một nửa lo sợ điều này sẽ đe dọa tính công bằng của các môn thể thao nữ, nửa còn lại coi đây là sự công nhận quyền lợi của nhóm chuyển giới. Nhiều người hâm mộ có thể quay lưng với họ, nhưng các vận động viên không thể chối bỏ con người thật của chính mình. Tokyo 2020 được xem là một bước ngoặt lớn khi trở thành Thế vận hội đầu tiên cho phép sự tham gia thi đấu của cộng đồng này.
(Ngày Nay) - Điều 5 Hiến chương Olympic có ghi rõ: “Không một hành động mang màu sắc chính trị, tôn giáo hay sắc tộc nào được phép diễn ra tại Thế vận hội”. Vậy nhưng trong vòng hơn một thế kỷ qua, thay vì thể hiện ý chí đoàn kết hoàn hảo của nhân loại, đấu trường thể thao lớn nhất hành tinh vẫn chứng kiến những mưu toan đầy lộ liễu của giới cầm quyền.