Những điểm đến du lịch an toàn nhất thế giới

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Berkshire Hathaway Travel Protection đã công bố báo cáo thường niên về những điểm đến an toàn nhất thế giới, trong đó có thành phố Sydney của Australia.
Những điểm đến du lịch an toàn nhất thế giới

Berkshire Hathaway Travel Protection - một công ty bảo hiểm du lịch nổi tiếng có trụ sở tại Bắc Mỹ, đã công bố báo cáo thường niên về những điểm đến an toàn nhất thế giới, trong đó có thành phố Sydney của Australia.

Nhóm 10 thành phố đứng đầu danh sách này lần lượt gồm: Honolulu (Mỹ), Montreal (Canada), Reykjavik (Iceland), Sydney (Australia), Amsterdam (Hà Lan), Dubai (Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất), Copenhagen (Đan Mạch), London (Anh), Seoul (Hàn Quốc) và Venice (Italy).

Báo cáo của Berkshire Hathaway Travel Protection được thực hiện dựa trên việc phân tích kết hợp các câu hỏi khảo sát khách du lịch, cùng nguồn dữ liệu của bên thứ ba để đánh giá các trường hợp khẩn cấp về thời tiết, các biện pháp y tế, khủng bố và sự an toàn của các nhóm ít được đại diện.

Thành phố Honolulu nhận được điểm cao nhất về mức độ an toàn cho phụ nữ, khách du lịch là cộng đồng LGBTQ+ và khách du lịch là người da màu. Trong khi đó, thành phố Montreal đạt điểm cao nhất về an toàn giao thông.

Dựa trên dữ liệu, xét về những quốc gia an toàn nhất thế giới, Australia đứng ở vị trí thứ 10, rớt hạng đáng kể so với vị trí thứ 4 hồi năm ngoái.

Mặc dù vậy, Sydney vẫn được coi là điểm đến du lịch an toàn khi vị trí xếp hạng của thành phố này vươn lên hạng 4 trong năm 2024, so với hạng 10 năm 2023.

Sydney cũng là thành phố duy nhất của Australia xuất hiện trong danh sách 15 thành phố an toàn nhất thế giới. Theo báo cáo trên, động vật hoang dã là mối nguy hiểm chính cần chú ý ở quốc gia châu Đại Dương này.

Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
Hội nghị thượng đỉnh G20: Bất đồng trước thềm hội nghị về vấn đề khí hậu và đánh thuế
(Ngày Nay) - Ngày 16/11, trong cuộc thảo luận về tuyên bố chung trước thềm Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), các nhà ngoại giao của nhóm đã gặp khó khăn trong việc thu hẹp bất đồng về nguồn tài chính để giải quyết biến đổi khí hậu và vấn đề đánh thuế nhóm siêu giàu.
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
Trung Quốc và Mỹ nhất trí hướng tới cạnh tranh không xung đột
(Ngày Nay) - Chiều 16/11 theo giờ địa phương, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc hội đàm kín bên lề Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Lima, Peru. Theo đó, hai nhà lãnh đạo đều nhận định Washington và Bắc Kinh cần hướng tới mối quan hệ cạnh tranh nhưng không xung đột.
Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: TTXVN phát
Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam
(Ngày Nay) - Theo ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1401/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 cử ông Nguyễn Minh Vũ, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao kiêm giữ chức Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam thay cho Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc vừa có quyết định nghỉ hưu.
Đại diện Đại học RMIT, VICAS, Đại sứ quán Australia tại Việt Nam và Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tại lễ khai mạc VFCD ở Hà Nội.
Khai mạc Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Liên hoan Sáng tạo & Thiết kế Việt Nam (VFCD) thường niên lần thứ 6 với chủ đề “TÁI TẠO” diễn ra tại Hà Nội từ ngày 16 đến 22/11 với các hoạt động đa dạng gồm trưng bày, tọa đàm, workshop và tour khám phá, chào đón người yêu sáng tạo đến tham gia và khám phá.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã chọn Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa làm Ngoại trưởng trong chính quyền sắp tới. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Lựa chọn nội các mới của ông Trump gây lo ngại ở châu Âu
(Ngày Nay) - Danh sách nội các mới của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đang làm dấy lên lo lắng tại châu Âu. Giới ngoại giao EU lo ngại rằng những lựa chọn này có thể làm suy yếu mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, khiến châu Âu phải tự mình đối mặt với các thách thức địa chính trị.