Những điều cần lưu ý đối với thai phụ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19?

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết, vì phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 thường tiến triển nặng nhanh hơn… và cần điều trị hồi sức tích cực nhiều hơn, có nguy cơ tử vong cao hơn. Ngày 10/8/2021, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định 3802/QĐ-BYT mở rộng đối tượng tiêm vaccine cho 2 nhóm phụ nữ mang thai và đang cho con bú.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ. (Ảnh minh hoạ)
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho thai phụ. (Ảnh minh hoạ)

Trao đổi với báo chí, Bác sĩ Vũ Nguyệt Ánh, Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã có những khuyến cáo cụ thể đối với thai phụ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.

Theo đó, trong quá trình mang thai, thai phụ có tình trạng suy giảm miễn dịch hơn so với người bình thường. Khi thai phát triển, tử cung to lên đẩy cơ hoành lên cao làm cho dung tích phổi giảm, cản trở hô hấp vì vậy nhu cầu oxy của phụ nữ mang thai nhiều hơn bình thường.

Bên cạnh đó, do hiện tương giữ nước gây ra phù nên niêm mạc đường hô hấp dễ bị tổn thương hơn. Phụ nữ mang thai khi mắc COVID-19 thường tiến triển nặng nhanh hơn… và cần điều trị hồi sức tích cực nhiều hơn, nguy cơ tử vong cao hơn. Do đó, việc tiêm vaccine COVID-19 cho phụ nữ mang thai là rất cần thiết.

Bác sĩ Vũ Nguyệt Ánh khuyến cáo: Ba ngày đầu tiên sau tiêm vaccine COVID-19, bà bầu không nên ở một mình do đây là thời gian cơ thể thường xuất hiện phản ứng phụ. Thai phụ chủ động theo dõi sức khỏe bản thân, ăn uống đảm bảo dinh dưỡng, ngủ đủ giấc, tâm lý thoải mái để đáp ứng miễn dịch tốt nhất sau tiêm vaccine.

Nếu sốt dưới 38,5 độ sau tiêm thì nới lỏng quần áo, chườm/lau bằng khăn ấm tại trán, hố nách, bẹn, uống đủ nước, không để nhiễm lạnh, đo lại nhiệt độ sau 30 phút.

Nếu sốt từ 38,5 độ trở lên hoặc đau mỏi người, đau tại chỗ tiêm thì uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau thông thường chứa paracetamol theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Trường hợp không hạ sốt hoặc sốt cao hơn 39 độ, thai phụ cần thông báo ngay cho nhân viên y tế và đến cơ sở y tế gần nhất.

Trường hợp sưng, đỏ, đau, nổi cục nhỏ tại vị trí tiêm thì theo dõi sức khỏe. Nếu sưng to hơn, các triệu chứng không giảm, thai phụ cần đi khám ngay. Không bôi, đắp lên chỗ sưng đau ở vị trí tiêm các thuốc đắp từ thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ...

Những điều cần lưu ý đối với thai phụ sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19? ảnh 1
Bác sĩ Vũ Ánh Nguyệt - Phó trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Thai phụ được coi là nhóm đối tượng đặc biệt khi tiêm vaccine COVID-19. Cơ thể bà bầu phải chịu gánh nặng gấp đôi; thận, gan, hệ tim mạch và hệ hô hấp hoạt động với cường độ mạnh hơn. Sau tiêm, họ gặp phản ứng phụ giống người bình thường như sốt, mệt mỏi, đau đầu, ớn lạnh, đau khớp, tăng cảm giác đau, sưng, đỏ, bồn chồn...

Do đó, tiêm vaccine COVID-19 trên phụ nữ mang thai cần rất thận trọng, theo dõi, xử trí kịp thời nếu có phản ứng phụ nặng.

Đặc biệt lưu ý, nếu bà bầu có lịch tiêm vaccine uốn ván, sởi thì nên sắp xếp để tiêm trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19 ít nhất 14 ngày hoặc cách 28 ngày sau khi tiêm vaccine COVID-19.

Hiện nay, phụ nữ mang thai có thể được chỉ định tiêm chủng các loại vaccine COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép là Astrazeneca, Mordena, Prizer BioNTech, chống chỉ định tiêm chủng đối với Sputnik V.

Hầu hết các loại vaccine COVID-19 hiện nay đều tiêm 2 liều với thời gian 2 mũi khác nhau tùy từng loại vaccine. Các dữ liệu khoa học cho thấy hiệu lực bảo vệ của vaccineđã bắt đầu hình thành sau khi tiêm liều thứ nhất, liều tiêm thứ hai sẽ làm gia tăng hiệu lực bảo vệ đó.

Phụ nữ mang thai trên 13 tuần cần được tiêm đủ số mũi vaccine phòng COVID-19 và kết thúc mũi tiêm thứ hai trước 36 tuần 6 ngày. Trường hợp nếu không kịp hoàn tất mũi tiêm thai phụ sẽ thực hiện tiêm mũi trong thời kì hậu sản.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.