Những đứa trẻ mưu sinh trên tàu điện ngầm New York

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tại New York, để trẻ em làm việc trên tàu hỏa trong giờ học là bất hợp pháp, tuy nhiên, chính quyền thành phố lớn nhất thế giới lại không thể ngăn chặn tình trạng này.
Những đứa trẻ mưu sinh trên tàu điện ngầm New York

Thời gian gần đây, trên một ga tàu điện ngầm ở quận Bronx, thành phố New York, người ta nhìn thấy một bé gái khoảng 7 hoặc 8 tuổi đi ngang qua hành khách và xách theo giỏ kẹo M&M, Kit Kats và kẹo cao su Trident trên vai.

Một hành khách quay được cảnh cô bé bán kẹo đăng lên nền tảng X, rồi hét lên trong sự lo lắng: “Phụ huynh đâu, cha mẹ của đứa trẻ này đâu rồi?” khi cô bé đi ngang qua.

Trong tất cả những hình ảnh về sự khốn cùng của con người do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng di cư kéo dài hai năm tại New York gây ra, thật đau lòng khi chứng kiến cảnh tượng những đứa trẻ phải bán kẹo mưu sinh trên tàu điện ngầm, đôi lúc các em còn bán trong giờ học, thỉnh thoảng có cha mẹ đi cùng, lắm lúc lại không.

Trên tàu hỏa và trên mạng xã hội, người dân New York băn khoăn: “Đây có phải là cưỡng bức lao động trẻ em không? Điều này có phi pháp không? Có ai nên làm gì đó để giúp đỡ những đứa trẻ này không?”.

Luật pháp quy định trẻ em từ 6 đến 17 tuổi phải được tiếp nhận sự giáo dục từ trường học, còn trẻ em dưới 14 tuổi không được phép tham gia vào hầu hết hoạt động lao động. Việc bán hàng trên các phương tiện giao thông công cộng phải có giấy phép.

Nhưng liệu ai sẽ chịu trách nhiệm giải quyết vấn nạn này? Các cuộc khảo sát gần đây tại 7 thành phố và các cơ quan tiểu bang New York đều nhận được câu trả lời rằng “đây không thuộc phận sự của tôi”.

Trong hai năm vừa qua, hơn 180.000 người di cư đã được các cơ quan của thành phố New York xử lý và khoảng 65.000 người hiện đang lưu trú tại các nơi ở dành cho dân vô gia cư. Đối với nhiều người mới đến, việc tìm cách tồn tại ở một thành phố đắt đỏ nhưng không có cơ hội làm việc hợp pháp đang trở thành một thách thức to lớn. Nguồn thu nhập chính của họ đến từ việc bán thực phẩm.

Một cô bé 16 tuổi mới đây được nhìn thấy đang bán kẹo trên chuyến tàu số 1 ở trung tâm Manhattan lúc 10 giờ 45 phút các ngày trong tuần, cô cho biết cô làm công việc này để phụ giúp cha mẹ.

Bộ Giáo dục Mỹ có các giáo viên chuyên phụ trách công việc điểm danh nhằm đảm bảo học sinh đi học đầy đủ, nhưng họ lại không đi quanh thành phố để kiểm tra.

Sở Cảnh sát cho biết họ đã ban hành hơn 1.100 giấy triệu tập vào năm ngoái đối với hành vi “bán hàng và chèo kéo, ăn xin bất hợp pháp” trên tàu điện ngầm. Tuy nhiên, Sở từ chối cho biết liệu các cảnh sát có được hướng dẫn làm bất cứ điều gì nếu họ nhìn thấy trẻ em trong độ tuổi đến trường bán kẹo trong giờ học hay không.

Bộ Lao động Tiểu bang cho biết rất “khó xác định” liệu hành vi bán kẹo của trẻ em trên tàu điện ngầm có vi phạm luật lao động hay không, thường là “ quy định về các mối quan hệ lao động (tức là giữa người sử dụng lao động và người lao động)”.

Cơ quan An sinh trẻ em của thành phố, Cơ quan Quản lý dịch vụ trẻ em A.C.S cho biết bất kỳ ai nhìn thấy một đứa trẻ trong tình huống có vẻ không an toàn đều có thể gọi đến đường dây nóng lạm dụng trẻ em của tiểu bang.

Tuy nhiên, Văn phòng Dịch Vụ Gia Đình và Trẻ em Tiểu Bang, nơi điều hành đường dây nóng, cho biết một đứa trẻ bán hàng hóa hoặc ăn xin sẽ không bị coi là ngược đãi trừ khi có dấu hiệu về các ảnh hưởng xấu có thể xảy ra, chẳng hạn như “trẻ em sẽ gặp nguy hiểm nếu bán kẹo ở ngã tư.”

Trong khi tình trạng tội phạm trên tàu điện ngầm đã giảm trong những năm gần đây, thống đốc vẫn triển khai Lực lượng Vệ binh Quốc gia và Cảnh sát Tiểu bang tới các ga tàu điện ngầm vào tuần trước nhằm xoa dịu những lo ngại dai dẳng về an ninh.

Có một số rào cản trong việc giải quyết vấn đề. Vào thời điểm ai đó gọi đến đường dây nóng của tiểu bang, những trình báo này sẽ được ghi nhận sau đó chuyển tới A.C.S, thì người bán kẹo có thể đã di chuyển đến một địa điểm khác. Cảnh sát có thể phản ứng nhanh hơn nhưng họ thường chỉ được điều động trong trường hợp khẩn cấp.

50 USD (hơn 1 triệu đồng) là mức phạt mà Cơ quan Giao thông Vận tải Đô thị, nơi điều hành các tuyến tàu điện ngầm áp dụng đối với hoạt động thương mại trái phép, đồng thời chuyển các yêu cầu giải quyết tới cảnh sát và Tòa Thị chính.

Những người ủng hộ người di cư cho biết phần lớn những người bán kẹo đều đến từ Ecuador và những hình ảnh về trẻ em bán kẹo ở đây đã làm dấy lên mối lo ngại.

Khi Thị trưởng Eric Adams đến thăm Ecuador vào tháng 10 trong chuyến công du vòng quanh châu Mỹ Latinh nhằm ngăn cản di dân tới New York, một phóng viên địa phương đã chất vấn ông tại một cuộc họp báo: “Điều gì sẽ xảy ra với trẻ em Ecuador bán kẹo ở Quảng trường Thời đại và bên trong tàu điện ngầm?”

Thị trưởng trả lời: “Tôi nhìn thấy trẻ em bán kẹo trên khắp các đường phố. Ở New York, chúng tôi không cho phép trẻ em làm bất cứ điều gì trong điều kiện không an toàn.”

Monica Sibri, một người nhập cư gốc Ecuador ủng hộ cộng đồng người di cư tại New York, đưa ra một số lý mà những người di cư mới đến đã quyết định đưa con cái theo để bán hàng trên tàu điện ngầm.

Bà cho biết, một số người đã lầm tưởng rằng con cái có thể nghỉ học một kỳ và sau đó dễ dàng theo kịp chương trình học. Một số khác phải đối mặt với việc chậm trễ trong việc đăng ký học cho con vì lý do về giấy tờ và hồ sơ tiêm chủng. Bà cũng tiết lộ rằng một số người đã bán kẹo cùng con cái ở Ecuador và chỉ đơn giản làm điều tương tự ở đây như một biện pháp tạm thời.

Bà Sibri cùng các nhà ủng hộ khác đang tổ chức các cuộc họp trong mùa xuân này nhằm tìm ra giải pháp hỗ trợ trẻ em di cư và gia đình của họ có thể được tiếp nhận sự giáo dục và có một cuộc sống ý nghĩa.

Lúc 2 giờ 25 phút chiều, hôm thứ Sáu, trên sân ga A/B/C/D ở khu ngoại ô tại Columbus Circle ở Manhattan, một người phụ nữ cùng một bé gái và một bé trai nhỏ hơn đang bán Snickers and Welch's Fruit Snacks.

Kristina Voronaia, một nhân viên cung cấp thực phẩm 32 tuổi đến từ Kazakhstan, đang ngồi gần họ trên băng ghế nhìn qua và nói “sẽ tốt hơn nếu mấy đứa nhỏ được tới trường”.

Theo New York Times
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?