Những loại nho lạ gây sốt ở thị trường Việt

Giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng một kg, những loại nho có hình dáng lạ, được cho là tốt cho sức khỏe rất hút khách trong thời gian qua.
Những loại nho lạ gây sốt ở thị trường Việt

1. Nho ngón tay

Những loại nho lạ gây sốt ở thị trường Việt ảnh 1

Có giá khá cao nhưng sản phẩm này cũng không kém phần hút khách. Chị Hằng, chủ cửa hàng trái cây ở Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết, nho phù thủy finger hay còn gọi là nho ngón tay là giống nho lai, rất quý hiếm. Với mùa vụ khoảng 2 tháng, nguồn cung cấp giống nho này cũng rất hạn chế. Tại Mỹ, chúng thường có vào tháng 8-9.

“Mỗi lần muốn lấy hàng, tôi thường chỉ được giao 20-30 kg chứ không được thêm, nên khách hàng nào đặt sớm thì mới có hàng. Vì là sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ nên giá khoảng 550.000-600.000 đồng một kg (tùy thời điểm)”, chị Hằng nói.

Cũng cung cấp nho ngón tay nhưng là hàng có nguồn gốc từ Australia, chị Hoa, chủ cửa hàng trái cây ở quận I (TP HCM) cho biết, từ đầu năm đến nay, sản phẩm dường như cứ nhập về là “cháy hàng”. “Mỗi kg nho ngón tay tôi bán với giá 410.000-450.000 đồng một kg. Một tuần nhập một lần, số lượng tùy thuộc vào đơn đặt của khách hàng, dao động trên dưới 100 kg”, chị Hoa chia sẻ.

Nho ngón tay có hình dáng rất đặc biệt, giống như ngón tay thuôn dài khoảng 4cm, đường kính 1cm. Đây là giống nho không hạt, vị ngọt sắc, thịt quả chắc và mùi thơm rất tự nhiên. Loại nho này mới chỉ nhập về Việt Nam vài tháng gần đây, chỉ bán ở một vài cửa hàng ở Hà Nội và TP HCM.

2. Nho chuỗi ngọc

Những loại nho lạ gây sốt ở thị trường Việt ảnh 2

Du nhập vào Việt Nam từ cuối năm 2015, loại nho lạ này với bốn màu đỏ, đen, hồng, trắng có tên currant được trồng ở Pháp, Australia, Đức… đã được giới "nhà giàu" lùng mua mặc dù giá lên đến 2 triệu đồng một kg.

Sản phẩm này được một cửa hàng ở Hà Nội rao bán với giá 500.000 đồng trên 250gram. Theo chủ cửa hàng ở Hà Nội, sản phẩm nhập về với số lượng rất ít và chỉ theo mùa, thông thường vào 3 tháng cuối năm nếu khách mua phải đặt trước một tuần vì sản phẩm này chỉ xách tay theo đường hàng không chứ không lấy với số lượng lớn. Loại quả này ăn có vị chua thanh, không ngọt như các giống nho khác.

Loại nho này ở nước ngoài được tìm thấy trong tự nhiên trên khắp châu Âu và lan rộng sang cả một số nước châu Á. Chúng được trồng làm giàn leo sân vườn để làm đẹp và ra trái trong khoảng thời gian tháng 7-9. Người dân thường dùng loại quả này để trang trí bánh kem, làm mứt, bánh và sinh tố. Tại Đức, nho chuỗi ngọc được bán với giá 6-8 euro một kg (150.000-170.000 đồng). Còn tại Mỹ, trên kênh bán hàng Raintreenursery, giá sản phẩm dao động 13-16 USD.

3. Nho rừng

Những loại nho lạ gây sốt ở thị trường Việt ảnh 3

Đây không phải là giống nho ngoại mà chúng là sản phẩm của các khu rừng ở Việt Nam. Vào những tháng cuối năm, sản phẩm này được người dân lấy từ trong rừng và bán tại các chợ ở Lào Cai, với giá 40.000–50.000 đồng một kg. Trên mạng internet, nho rừng được nhiều người chào bán ở mức 50.000-60.000 đồng một kg.

Chị Lan, người rao bán loại trái cây này ở Hà Nội cho biết, trước đây để mua được một kg nho rừng rất khó khăn nhưng hơn một năm gần đây người dân tìm lấy nhiều nên mới có giá rẻ như vậy. Loại quả này khi chín có vị ngọt ngọt chua chua, đặc biệt mùi thơm rất đặc trưng, chín có thể dùng tráng miệng, ngâm rượu, làm rượu vang; quả xanh kho cá…

“Những tháng trước Tết tôi bán được tới cả trăm kg vì lượng khách đặt hàng đông. Có nhiều khách đặt cả chục kg để ngâm rượu. Vì loại quả được lấy ở thiên nhiên, lại không có hóa chất nên được nhiều khách ưa chuộng”, chị Lan nói.

Cũng bán được số lượng lớn, chị Loan, ở TP HCM cho biết, mỗi ngày đơn đặt hàng qua mạng của khách hàng có hôm lên tới vài chục kg. "Trước đây, gia đình tôi ở Cà Mau thường dùng trái này ngâm rượu nhưng tôi không hề biết rằng nó lại quý đến thế. Gần đây khi thấy mọi người rao bán rầm rộ loại quả này thì tôi thấy cơ hội và tham gia bán để kiếm thêm thu nhập", chị Loan nói.

Chị cũng cho biết, loại nho rừng rất quen thuộc với người dân miền Tây. Chúng mọc hoang rất nhiều ở các khu rừng của vùng Tây Nam Bộ. Chúng còn có tên gọi khác là trái giác. Vào tháng 7 đến tháng 11 âm lịch là mùa giác chín. Bà con ở khu vực gần rừng U Minh (Càu Mau) thường đi hái về bán cho các cơ sở thu mua. Ngoài Cà Mau, loại này còn xuất hiện ở các khu rừng Phú Quốc (Kiên Giang), tuy nhiên, số lượng tại đây rất ít nên giá đội lên khá cao.

Nho rừng có công dụng tốt cho sức khỏe như, giảm nguy cơ tai biến tim mạch, lợi tiểu, chống viêm nhiễm và có tác dụng nhuận tràng, giúp cơ thể khỏe mạnh, nhanh chóng phục hồi với những người bị thiếu máu kinh niên, viêm dạ dày và táo bón...

Theo VnExpress

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.