Những lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển vào các trường quân sự

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chiều 4/4, Cơ quan thường trực Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng đã công bố những quy định, chỉ tiêu tuyển sinh và những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ quân sự vào các trường trong quân đội năm 2022.
Những lưu ý đặc biệt đối với thí sinh xét tuyển vào các trường quân sự

Đây là những thông tin được nhiều phụ huynh và học sinh cả nước quan tâm. Đặc biệt là những điểm mới đáng chú ý về phương thức tuyển sinh, công tác sơ tuyển, quyền lợi của thí sinh khi trúng tuyển vào học trong các nhà trường quân đội…

Năm 2022, có 17 học viện, trường sĩ quan tuyển sinh 4.742 chỉ tiêu đào tạo cán bộ cấp phân đội trình độ đại học. Tuyển sinh cao đẳng quân sự, chỉ có Trường Sĩ quan Không quân tuyển 80 chỉ tiêu trong cả nước vào đào tạo nhân viên chuyên môn kỹ thuật hàng không. Có 15/17 trường quân đội có phạm vi tuyển sinh trong cả nước. Riêng Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Bình trở ra phía Bắc, Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam.

Phương thức tuyển sinh được thực hiện theo phương án của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổ chức một kỳ thi chung, kỳ thi tốt nghiệp THPT, lấy kết quả để xét công nhận tốt nghiệp THPT và xét tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Việc sơ tuyển được thực hiện ngay tại ban tuyển sinh quân sự cấp quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh nơi thí sinh có hộ khẩu thường trú. Thời gian sơ tuyển được triển khai từ ngày 15-3 đến hết ngày 20-5. Trong đó, thời gian khám sức khỏe sơ tuyển cho thí sinh được tổ chức thành hai đợt: Đợt 1 vào tuần thứ 3 của tháng 4-2022; đợt hai vào tuần thứ 2 của tháng 5-2022. Sau khi khám xong đợt 2, nếu còn thí sinh đăng ký tham gia, hội đồng sơ tuyển sẽ tiếp tục khám sơ tuyển đến hết ngày 20-5.

Đối tượng tuyển sinh đào tạo đại học quân sự gồm cả nam và nữ. Trong đó, có 3 học viện được tuyển sinh nữ: Học viện Kỹ thuật quân sự, Học viện Quân y, Học viện Khoa học quân sự. Cụ thể: có 30 chỉ tiêu đào tạo bác sĩ quân y tại Học viện Quân y; 24 chỉ tiêu vào đào tạo các ngành: Công nghệ thông tin, Điện tử viễn thông, Điện tử Y sinh, Khí tài quang, Địa tin học tại Học viện Kỹ thuật quân sự; 8 chỉ tiêu vào đào tạo các ngành Ngôn ngữ Anh, Nga, Trung Quốc và ngành Quan hệ quốc tế tại Học viện Khoa học quân sự.

Theo Cục Nhà trường, Bộ Quốc phòng, năm 2022, có 15/17 trường quân đội tuyển thí sinh trong cả nước. Chỉ có trường Sỹ quan Lục quân 1 tuyển sinh từ Quảng Bình trở ra và trường Sỹ quan Lục quân 2 tuyển sinh từ Quảng Trị trở vào.

Các trường Quân đội tiếp tục thực hiện tuyển sinh bằng phương thức lấy kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển.

Theo quy định của Bộ Quốc phòng, để được đăng ký dự tuyển vào các trường Quân đội, thí sinh phải đủ điều kiện tiêu chuẩn về 4 nội dung: Lý lịch chính trị, Độ tuổi, Văn hóa và Sức khỏe.

Trong đó, về độ tuổi, thanh niên ngoài quân đội có độ tuổi từ 17 – 21 tuổi (sinh năm 2001 đến năm 2005); quân nhân tại ngũ, quân nhân đã xuất ngũ và công dân hoàn thành nghĩa vụ tham gia công an nhân dân từ 18 – 23 tuổi (sinh năm 1999 đến năm 2004).

Về sức khỏe, thí sinh (gồm cả nữ và nam) đạt điểm 1 và điểm 2 theo quy định tại Thông tư liên tịch số 16 của liên Bộ Y tế và Quốc phòng. Việc khám sức khỏe được thực hiện theo 8 chỉ tiêu: thể lực; mắt; tai mũi họng; răng hàm mặt; nội khoa; tâm thần kinh; ngoại khoa; da liễu và sản phụ khoa.

Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng cũng có một số tiêu chuẩn quy định riêng gồm 4 nội dung:

Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần chỉ tuyển thí sinh nam. Yêu cầu thể lực thí sinh nam cao từ 1m65 trở lên và có cân nặng từ 50kg trở lên.

Về mắt không tuyển thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị.

Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn kỹ thuật gồm các Học viện: Kỹ thuật quân sự; Quân y; Khoa học quân sự và hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân.

Ở các trường này, yêu cầu thể lực thí sinh nam cao từ 1m63 trở lên và cân nặng từ 50kg trở lên; thí sinh nữ cao từ 1m54 trở lên và nặng 48kg trở lên.

Về mắt, được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi - ốp; kiểm tra thị lực sau khi chỉnh kính đạt điểm 1 (thị lực mắt phải đạt 10/10; tổng thị lực hai mắt đạt 19/10 trở lên.

Nội dung tiếp theo là thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự tuyển vào các trường được tuyển thí sinh (cả nam và nữ) có thể lực đạt điểm 1 và điểm 2 theo thông tư 16; riêng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1m62 trở lên; nữ cao từ 1m52 trở lên, cân nặng từ 44kg trở lên.

Ngoài ra, thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thuộc 16 dân tộc rất ít người được lấy chiều cao từ 1m60 trở lên, các tiêu chuẩn khác thực hiện như đối với thí sinh là người dân tộc thiểu số chung.

Đối với những thí sinh dự thi vào các trường Quân sự phải làm 2 bộ hồ sơ gồm hồ sơ đăng ký sơ tuyển do Ban tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng phát hành và làm bộ hồ sơ đăng ký dự thi Tốt nghiệp THPT do các Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.

Các trường Quân đội cho phép thí sinh đã nộp hồ sơ tuyển vào một trong các trường Quân đội, nơi thí sinh dự kiến đăng ký xét tuyển nguyện vọng 1. Nếu thí sinh có nguyện vọng được điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo nhóm trường như sau:

Nhóm 1 gồm 13 trường (không lấy thí sinh mắc tật khúc xạ cận thị) là các Học viện: Hậu cần, Hải quân, Biên phòng, Phòng không – Không quân (hệ chỉ huy tham mưu) và các trường sỹ quan: Lục quân 1, Lục quân 2, Chính trị, Đặc công, Pháo binh, Tăng thiết giáp, Phòng hóa, Thông tin, Công binh.

Nhóm 2 gồm 4 trường (được mắc tật khúc xạ cận thị không quá 3 đi - ốp) gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Phòng không – Không quân (hệ kỹ sư hàng không).

Bộ Quốc phòng cũng lưu ý, thí sinh đủ điều kiện sơ tuyển nhưng không đăng ký xét tuyển theo đúng thời gian quy định của Bộ GD&ĐT sẽ mất quyền xét tuyển nguyện vọng 1.

UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
UNESCO đồng ý đề xuất bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long
(Ngày Nay) - Ngày 24/7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi (Ấn Độ), trong khuôn khổ Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Chiều 27/8/2014, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục chuyến thăm, làm việc tại Hà Giang nhằm kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh và công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong ảnh: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm cán bộ, nhân viên lực lượng liên ngành Cửa khẩu quốc tế Thanh Thủy. Ảnh tư liệu: Trí Dũng
Thực hiện lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nơi cực Bắc thân yêu của Tổ quốc
(Ngày Nay) - Lời dặn dò của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” đã trở thành kim chỉ nam để mỗi cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân “tự soi”, “tự sửa”, không ngừng rèn luyện, nâng cao năng lực công tác, ra sức giữ gìn, bảo vệ uy tín, sức mạnh của Đảng, bảo vệ cuộc sống bình yên, hạnh phúc của nhân dân...
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Đảng bộ, chính quyền huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Vai trò to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong hoạt động Quốc hội ​
(Ngày Nay) -Gần 60 năm làm việc và cống hiến, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều di sản có giá trị đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Trân trọng những công lao to lớn trong quá trình xây dựng và đổi mới tổ chức, hoạt động của Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, đồng chí Nguyễn Phú Trọng không chỉ là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, mà còn là hạt nhân trong vai trò lãnh đạo, góp phần xây dựng, khẳng định uy tín của cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân.