Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn"

Ổi Bo, bánh cáy làng Nguyễn, gỏi Nhệch, canh cá Quỳnh Côi,... là những món ăn du khách khó lòng bỏ qua khi đến quê lúa Thái Bình.
Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn"

Bánh cáy

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 1

Bánh cáy là một trong những món ngon du khách không thể bỏ qua khi tới Thái Bình. Bánh có màu trắng ngà, khi ăn có vị ngọt thanh của đường, cay nhẹ của gừng, béo bùi, dẻo thơm của nếp non.

Nguyên liệu chính của bánh cáy là gạo nếp. Ngoài ra, còn có các các nguyên liệu khác như gấc, quả dành dành, lạc, vừng, cà rốt, gừng, vỏ quýt, mỡ lợn… Các nguyên liệu sau khi sơ chế được trộn đều với đường mía, hâm nóng trên chảo đến khi đạt tới độ vừa phải thì đưa vào khuôn gỗ được chuẩn bị sẵn có lót vừng bên trong, nhồi nén cho bánh thành hình thành khối, sau đó lấy ra cho vào túi bọc, ta sẽ được chiếc bánh cáy trông rất ngon mắt. Bánh không phơi nắng, không sấy qua lửa nhưng để được rất lâu nếu làm đúng kỹ thuật.

Ổi Bo

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 2

Ổi Bo ở làng Bo, xã Hoàng Diệu, Thái Bình nổi tiếng có vị thơm ngọt thanh mát, cùi dầy, ít hạt. Tuy chỉ bé bằng nắm tay nhưng trái ổi Bo lại gắn liền với tên tuổi của vùng quê nghèo mà nổi danh khắp chốn.

Ổi Bo - đặc sản Thái Bình - chừng cỡ nắm tay nhưng rốn bé tí lại ngon như bao nhiêu tinh túy của đất đều chắt lọc, giữ riêng cho mình. Có điều đặc biệt là ổi Bo trồng ở Thái Bình mới thơm, giòn và ẩn chứa các tầng vị khác nhau: chát, chua dịu rồi mới đến ngọt mát như vậy. Cùng giống mà đem trồng nơi địa phương khác cũng không thể có đúng vị ổi Bo.

Canh cá Quỳnh Côi

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 3
Canh cá là món ăn rất phổ biến trong những bữa ăn hằng ngày của người dân địa phương. Để tận hưởng trọn vẹn hương vị thơm ngon đặc biệt của nó, bạn nên ghé đến ăn vào mùa nước nổi tháng 3 và tháng 10 hằng năm, lúc này cá rô đồng được nước nên to béo đẫy đà.
Cá rô đồng tươi sau khi bắt về, cho vào bếp nướng, rán hoặc hấp theo công thức riêng. Nước dùng canh cá không thể thiếu gừng già để khử mùi tanh cùng các gia vị chanh, ớt, mùi tàu, thì là, rau răm… Món canh cá dùng với sợi bánh đa là ngon nhất. Ngoài ra, có những biến tấu hấp dẫn khác cùng rau rút vào mùa hè hoặc rau cải cúc vào mùa đông cũng bổ dưỡng và ngon không kém phần.

Cốm Thanh Hương

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 4

Cốm Thanh Hương là một loại cốm nổi tiếng của Thái Bình. Cũng như làng cốm khác, người làm cốm nơi đây chọn nhặt từ lúa nếp không non quá mà cũng không già quá, qua quá trình gặt, tuốt, sàng sẩy, giã… cho ra từng hạt cốm nõn nà, trăm hạt như một. Ngay màu xanh mát của cốm cũng từ thiên nhiên xung quanh. Nước cốt lá nếp, lá lúa, lá gừng hoặc lá cau cho ra màu tươi đẹp mà tuyệt đối an toàn.

Tuy nhiên, qua thời gian, thay vì hoàn toàn thủ công, nay cốm Thanh Hương phần nhiều do máy móc làm thành. Dù vậy, mùi thơm man mát vẫn ngự trị trong từng gói cốm bọc lá sen. Cốm ăn cùng chuối chín hay cứ thế nhón từng tí nhấm nháp khi chuyện trò lúc nào cũng ngon. Vị bùi bùi hương lúa, dẻo mà không quá dính của nếp non hòa lẫn với mùi sen mát luôn đem lại cảm giác dễ chịu và thanh thản cho người thưởng thức.

Thịt chuột

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 5

Thịt chuột là món ăn độc đáo của quê lúa. Sau khi bắt được chuột, người ta tiến hành làm sạch lông, mổ lấy ruột, bỏ chân, bỏ đầu rồi đem chế biến. Những con chuột béo tròn được thui trên lửa rơm mỡ chảy xèo xèo. Sau đó phần thân được chặt nhỏ, cho các loại gia vị: mắm, muối (vừa phải), hạt tiêu bắc, riềng, gừng, sả, đem trộn đều rồi cho ít nước vào và đổ vào nồi rồi bắc bếp đun sôi, phải nấu cho thật nhừ. Sau đó múc ra bát để nguội (như nấu thịt lợn đông). Ngoài ra, người ta còn chế biến chuột thành các món ăn khác nhau như canh chuột, chuột nướng, chuột ép lá ré... Hãy cứ thử tưởng tượng, giữa cánh đồng quê lúa mơn man, khí trời thoáng đãng, hữu tình, cùng bạn bè nhâm nhi những món ngon từ thịt chuột thì dễ mấy ai có thể quên.

Gỏi nhệch

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 6
Con nhệch có màu sắc và hình dáng tựa như lươn nước ngọt, nhưng dài hơn một chút. Nhệch càng nhỏ càng tốt cho việc làm gỏi vì xương mềm, thịt mịn và ngọt. Nhệch được làm sạch nhớt bằng tro và lá nhái, sau đó mổ bụng vứt ruột đi, bỏ đầu đuôi, chỉ dùng thân. Thân nhệch được cắt ra nhiều đoạn: mỗi đoạn dài từ 2–3 cm. Mỗi đoạn đó lại được khía làm nhiều khúc nhỏ, không đứt hẳn, sau đó lấy khăn sạch thấm nước và cho vào bát ô tô, rắc bột ngọt, ớt khô, riềng giã nhỏ, thính gạo nếp, chờ dậy mùi là được.
Nước dùng chỉ bao gồm 2 vị chua, ngọt. Vị chua được lấy từ quả cà chua luộc lên mà thành, vị ngọt tạo nên từ đường. Khi dùng món gỏi nhệch bắt buộc phải có các loại rau như: lá chanh, lá sung, rau húng, tía tô...

Sứa muối

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 7

Sứa muối cũng là món hải sản nổi tiếng của vùng quê ven biển Thái Thuỵ. Từ sứa, người ta có thể chế biến ra rất nhiều các món ăn khác nhau, trong đó có món nộm sứa và sứa muối. Sứa muối được chế biến từ những con sứa tươi, được rửa sạch và cắt khúc thành những tảng nhỏ; sau đó ngâm vào các bình, chum hoặc vại lớn.

Nước muối sứa chua được làm từ quả cây vẹt (vẹt là một trong những loại cây nước lợ ven biển). Qua thời gian ngâm từ 3-4 tuần, ta có món sứa chua (sứa muối). Khi ăn, ta cắt những miếng to ra thành các miếng nhỏ đều nhau. Nước chấm sứa muối là mắm tôm pha với chanh, ớt... Rau ăn kèm là những loại rau như dậu rách, kinh giới, húng chũi...

Bún bung hoa chuối

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 8
Bún bung Thái Bình có nước dùng đục nhờ nhờ, màu xỉn của hoa chuối qua lửa và vị cũng khác hẳn bún bung Hà Nội. Nước dùng của bún bung Thái Bình bao giờ cũng có vị chát nhè nhẹ, ăn không bị ngấy, kể cả khi cắn vào miếng chân giò hầm đầy mỡ. Đó là đặc trưng của bún bung Thái Bình. Nước dùng của bún bung Thái Bình được ninh từ chân giò với hoa chuối.
Để làm nước dùng, ta lấy chân giò làm sạch, tách rời phần thịt đùi, sau đó chặt khúc cho vào hầm, khi thấy gần chín cho tiếp hoa chuối thái lát mỏng vào ninh cùng. Thịt đùi luộc kỹ để khô cắt thành lát mỏng. Thịt bạc nhạc cho vào máy xay nhuyễn trộn thêm hành, mộc nhĩ, nấm hương, nặn thành miếng nhỏ, lấy lá lốt, lá xương sông gói lại thành chả, buộc dây chặt để tránh bung ra, cho vào nồi nước dùng ninh kèm.
Khi miếng chân giò nhừ, lấy cà chua cắt thành 4 miếng cho vào nồi, đun thêm chừng 6-7 phút rồi nêm bột canh, mì chính, bột nêm cho vừa miệng. Lấy bún vào bát tô, lấy thịt luộc đã thái sẵn rải lên, vớt gói chả, cắt dây cho vào rồi múc nước dùng chan ngập bát, cho thêm miếng thịt chân giò hầm kèm miếng cà chua lên trên cùng. Bún bung hoa chuối ăn kèm với rau muống, rau thơm và hoa chuối thái nhỏ trộn dấm.

Bánh gai Đại Đồng

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 9
Bánh gai Đại Đồng đã có trên dưới 400 năm. Trước kia, người dân miền quê này làm bánh vào dịp Tết để thờ cúng tổ tiên và thưởng thức trong ngày xuân hoặc dùng làm quà thăm thú bạn bè nơi xa. Chất liệu tạo thành bánh gai toàn sản phẩm đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn...
Quy trình sản xuất bánh khá công phu. Làm bánh gai trước hết làm cùi bánh. Lá gai tươi tuốt lấy phần thịt, bỏ gân và cuống, phơi nắng thật khô, giòn. Trước khi đem nghiền thành bột phải ngâm lá trong nước không quá 1 ngày. Lá ngâm được vớt ra cho vào nồi bung, thường là 12 giờ đồng hồ thì đổ lá rửa lại lần nữa, cho lên giàn ép kiệt nước... Gạo dùng làm bánh phải là gạo nếp cái hoa vàng vụ mùa, không pha trộn. Gạo đem vo như khi thổi xôi rồi ngâm chừng nửa giờ mới đổ ra, để ráo nước rồi nghiền. Bột nếp sờ mát tay là được. Đường dùng làm bánh phải là đường trắng, nếu là đường phên phải đập nhỏ. Bột lá gai, bột gạo cùng đường được nhào với nhau theo tỷ lệ 0,2 kg lá: 1 bơ gạo: 1 kg đường bảo đảm cho bánh mịn màng có màu óng như thạch. Làm cùi bánh xong kế tới làm nhân. Đậu xanh (1 đậu + 2 gạo nếp) vỡ hạt đậu thành đôi ngâm nước, đãi sạch vỏ, thổi nhừ cộng với lạc vừng cùi dừa cạo nhỏ, mứt bí, dầu chuối.Các thứ này được trộn đều với đậu đã giã tơi rồi nắm thành từng nắm to nhỏ tùy theo cỡ bánh định làm.
Trước khi được gói bằng lá chuối khô, bánh lăn vào mỡ nước một lượt, rắc hạt vừng lên cùi để bánh được bóng, khi bóc lá không sát và bánh có độ ngậy. Khâu xôi bánh cũng không được coi thường. Bánh vào chõ phải xếp theo cặp, bụng áp vào nhau, hướng khe lá xuống đáy chõ để hơi nóng vào thấu. Từ lúc nước nồi đáy sôi đến khi bánh chín, đúng hai giờ đồng hồ. Để bánh không còn độ dai cũng từ đó cho lửa cháy đều, nhỏ ngọn thì bánh sẽ rền. Lửa cháy to, nước sấp, bánh sẽ nhão, ăn hạt, mất ngon. Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên

Bánh giò Bến Hiệp

Những món ăn ngon khó cưỡng của quê hương "chị Hai năm tấn" - anh 10
Chẳng biết, loại bánh giò làm bằng bột tẻ ăn không thấy ngán, ăn lót dạ được, ăn thay cơm, ăn đổi bữa được, từ đời nảo đời nào truyền đến tận nay, người ta chỉ biết rằng, dạo trước, tàu thuỷ Hải Hà chạy ngày hai chuyến Hải Phòng-Nam Định, Nam Định-Hải Phòng khi mà Bến Hiệp lấy trả khách, bốc dỡ hàng hoá, mọi người đã rất quen mắt với cảnh nhiều phụ nữ trẻ em mang bánh giò ra bán. Những cái bánh bọc lá chuối xanh từng chùm 5, 10 chiếc được các bà, các cô, các em nhỏ quẩy trên vai, xách trên tay đưa xuống tàu.
Bây giờ tàu thuỷ chở khách Hải Phòng-Nam Định không chạy nữa thì bánh giò Bến Hiệp đã đi khắp các chợ vùng quê, vượt ra khỏi làng, khỏi huyện. Giữa trung tâm phố Hiệp, có gia đình cụ Sơ mấy đời nay chuyên làm nghề bánh giò.Ông bà già đã theo về tiên tổ, con cái mấy người đều có cơ sở sản xuất riêng, nhưng ai cũng giữ biển hiệu "Bánh giò ông Sơ Bến Hiệp".
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.