Những nam cố vấn nỗ lực hoạt động vì giáo dục cho trẻ em gái khuyết tật ở Kenya

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Theo một bản báo cáo gần đây của Sáng kiến ​​Giáo dục cho Trẻ em gái của Liên hợp quốc (UNGEI) và công ty Leonard Cheshire, 90% trẻ em khuyết tật ở các nước đang phát triển bị loại khỏi chương trình giáo dục chính thức. Mặc dù có quyền được giáo dục như các bạn nam và các bạn không khuyết tật, trẻ em gái khuyết tật vẫn là một trong những nhóm người học bị loại trừ nhiều nhất.
Những nam cố vấn nỗ lực hoạt động vì giáo dục cho trẻ em gái khuyết tật ở Kenya

Lớn lên với một cơ thể khuyết tật là một điều thử thách. Thậm chí ở nhiều nền văn hóa, một người con gái khuyết tật còn không được chấp nhận. Giới tính của tôi đã khiến tôi gặp rất nhiều bất lợi, đặc biệt là ở trường học.

Maria Njeri, Nhà vận động thanh niên, Kenya

Thực trạng nói trên để lại những ảnh hưởng không tốt cho phụ nữ khuyết tật sau này trong vòng đời, trong đó chỉ có 1% biết chữ trên toàn cầu.

Moi là một nam cố vấn đến từ Kenya và là một ví dụ điển hình về cách nam giới, đặc biệt là các ông bố, có thể giúp giảm bớt các rào cản về giáo dục đối với trẻ em gái khuyết tật, như trường hợp tại cộng đồng Quận Đông Kuria, Kenya.

Là một phần của dự án Leonard Cheshire ở Kenya, Moi cùng với 250 người cha khác, được đào tạo như những cố vấn đồng đẳng. Các cố vấn đồng đẳng sau đó sẽ cảm hóa những người đàn ông khác trong cộng đồng về quyền và nhu cầu của trẻ em gái khuyết tật, đặc biệt là quyền được hưởng lợi từ giáo dục.

Việc thay đổi thái độ của cộng đồng và sự kỳ thị xung quanh trẻ em gái khuyết tật có thể cần một chặng đường dài, đặc biệt là khi nói đến giáo dục. Trong cộng đồng của Moi, bất bình đẳng giới diễn ra một cách phổ biến và có nhiều trường hợp thực hiện hủ tục cắt âm vật phụ nữ (FGM). Giáo dục cũng không được coi là ưu tiên hàng đầu, và nhiều cô gái khuyết tật buộc phải lấy chồng khi còn trẻ.

Moi đã làm việc để thay đổi vai trò của người cha khi nói đến giáo dục và có thể thách thức sự phân biệt đối xử xung quanh trẻ em gái khuyết tật giữa những người đồng bộ tộc. “Những người có kiến ​​thức có trách nhiệm giúp đỡ cộng đồng”, Moi nói khi phản ánh về tác động của sự cố vấn của mình đối với bạn bè và hàng xóm. "Chúng ta phải thực hành những gì chúng ta rao giảng."

Tác động tích cực về bình đẳng giới đối với cộng đồng

Jane và Samuel là một cặp vợ chồng trẻ trong cộng đồng của Moi. Họ đã được Moi cố vấn về lợi ích của bình đẳng giới, giáo dục trẻ em gái và chia sẻ trách nhiệm trong gia đình. Jane nói: “Giờ tôi đã là một người vợ hiện đại với một gia đình hiện đại", và cuộc hôn nhân của cô đã thay đổi một cách tích cực.

Kể từ những buổi cố vấn với Moi, Samuel cũng tham gia vào công việc chăm sóc gia đình và hỏi ý kiến Jane về mọi chuyện trong nhà. Jane bây giờ có nhiều tiếng nói hơn trong các vấn đề gia đình. Samuel cũng cẩn thận để không giới hạn bản thân trong những "nhiệm vụ nam giới". Anh đóng một vai trò lớn hơn nhiều trong việc nuôi dạy con cái và đồng hành cùng Jane trong việc trao quyền cho con gái họ, ở tuổi 14, trở nên tự tin và độc lập. Giờ đây, họ nhận ra sự nguy hiểm của FGM và muốn con gái chọn được con đường riêng.

Với sự hỗ trợ từ Leonard Cheshire, Moi tiếp tục thúc đẩy bình đẳng trong cộng đồng của mình và kết quả là, các hộ gia đình bắt đầu từ bỏ thái độ bài trừ và các hành vi có hại đối với trẻ em gái khuyết tật và trẻ em gái nói chung. Giờ đây, anh vận động cho việc giáo dục tất cả các trẻ em gái, dù bị khuyết tật hay không.

Tác động của Moi đã cho thấy sức mạnh của việc thu hút nam giới tham gia vì lợi ích của bình đẳng giới trong giáo dục, mang lại một tương lai tươi sáng hơn cho phụ nữ và trẻ em gái.

Dự án là một phần trong mô hình giáo dục hòa nhập của Leonard Cheshire do chương trình Girls’ Education Challenge tài trợ. Dự án được thành lập dựa trên quan sát rằng hầu hết tất cả những người chăm sóc trẻ em khuyết tật là phụ nữ, và hầu hết những người tham gia các cuộc họp và tập huấn cũng là phụ nữ. Điều này là do niềm tin phổ biến rằng tình trạng khuyết tật luôn xuất phát từ gen của người mẹ và vì vậy, việc chăm sóc trẻ em khuyết tật thường trở thành trách nhiệm của người mẹ.

Liên minh Giáo dục Toàn cầu COVID-19 của UNESCO, trong đó Leonard Cheshire và UNGEI là thành viên, đã được đưa ra khi đại dịch COVID-19 bùng phát - như một nền tảng hợp tác và trao đổi để bảo vệ quyền được giáo dục trong cuộc khủng hoảng chưa từng có này. Lá cờ đầu về Giới của Liên minh Giáo dục Toàn cầu hoạt động để giải quyết các khía cạnh giới từ tác động của COVID-19 đối với giáo dục.

Theo UNESCO
Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân trả lời câu hỏi về tiến độ ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2024. Ảnh: VGP
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường thông tin tiến độ mới nhất về Luật Đất đai 2024
(Ngày Nay) - Trả lời báo giới về tiến độ để chuẩn bị cho Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Lê Minh Ngân cho biết: “Riêng với Bộ TN&MT, đến thời điểm được giao dự thảo 6 Nghị định và 4 Thông tư, chúng tôi đã hoàn thành các dự thảo. Bộ Tư pháp đã thẩm định, dự kiến trước ngày 10/5, Bộ TN&MT sẽ trình Chính phủ các Nghị định hướng dẫn thi hành”.
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
Israel ra điều kiện tham gia đàm phán tại Cairo
(Ngày Nay) - Ngày 4/5, một quan chức hàng đầu của Israel cho biết Israel sẽ cử một phái đoàn đến Cairo (Ai Cập) để đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza chỉ khi nước này nhận thấy “diễn biến tích cực” về khuôn khổ thỏa thuận trao đổi con tin.
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng: Tổ chức thành 2 tiểu vùng phía Bắc và phía Nam sông Hồng
(Ngày Nay) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo đó, tổ chức các hoạt động kinh tế - xã hội của vùng thành 2 tiểu vùng: Phía Bắc sông Hồng và phía Nam sông Hồng.
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
Mỹ nhận định về thời gian xuất hiện và lây lan của virus H5N1 ở gia súc
(Ngày Nay) - Nhiều khả năng virus cúm gia cầm đã lây lan ở bò sữa 4 tháng trước khi giới chức Mỹ phát hiện và xác nhận loại virus này là chủng H5N1 độc lực cao. Đây là thông tin được nêu trong bản phân tích mới nhất về dữ liệu di truyền do Trung tâm dịch bệnh động vật thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) thực hiện và công bố gần đây.
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Xây dựng tháp nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu
Ngày 4/5, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội thảo quốc tế “Nguồn nhân lực bán dẫn Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu”. Sự kiện do Tập đoàn Phenikaa, Trường Đại học Phenikaa phối hợp với Tập đoàn Synopsys và Đại học Bang Arizona (Hoa Kỳ) tổ chức, thu hút sự quan tâm, tham gia của giới chuyên gia, các tổ chức, cá nhân lĩnh vực vi mạch bán dẫn trong và ngoài nước.
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Thủ tướng: Kiên quyết không lùi bước trước khó khăn, kiên định mục tiêu đề ra
Ngày 4/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4 năm 2024 để đánh giá về hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2024; tình hình phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công; tình hình triển khai 03 Chương trình mục tiêu quốc gia; đánh giá công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và nhiều vấn đề quan trọng khác.
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Thêm nguồn tư liệu quý giá về nhạc văn trong tín ngưỡng thờ Mẫu
Tọa đàm ra mắt sách “Phạm Văn Kiêm và trăm năm hầu bóng - nhạc – văn” đã diễn ra ngày 4/5 tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn, số 65 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Sách dày 800 trang, của tác giả Lê Y Linh, do Nhà xuất bản Hội Nhà văn liên kết với Tri Thức Trẻ Books ấn hành.