Những ngành ‘độc’, mới năm 2021 tuyển sinh có 'dễ'?

0:00 / 0:00
0:00

Năm trước, nhiều trường đại học trên ca nước tuyển sinh nhiều ngành mới bao gồm Hàng không, Y Sinh, Logistics, Robot, khoa học máy tính,… Nhiều ngành lấy điểm chuẩn khá cao từ 25-27,55 điểm, được nhận định là tuyển sinh đủ chỉ tiêu không khó. Năm nay việc tuyển sinh các ngành này sẽ ra sao?

Những ngành ‘độc’, mới năm 2021 tuyển sinh có 'dễ'?

Ngành tôn giáo, hàng không, robot điểm chuẩn đều cao

ĐH Bách Khoa TP.HCM năm 2020 tuyển sinh 5 ngành và chương trình mới năm 2020 bao gồm các ngành Hàng không, Y Sinh, Logistics, Robot (giảng dạy bằng tiếng Anh) và Khoa học Máy tính (giảng dạy tăng cường tiếng Nhật).

Đối với chương trình chất lượng cao: Ngôn ngữ giảng dạy 100% bằng tiếng Anh, chuẩn tiếng Anh đầu vào IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79 (nếu chưa đạt, thí sinh khi trúng tuyển sẽ được đào tạo tiếng Anh trong học kỳ Pre-University), mỗi năm có 1-2 môn do giáo sư ĐH đối tác tham gia giảng dạy.

Đối với chương trình chất lượng cao tăng cường Tiếng Nhật, Ngôn ngữ giảng dạy bằng tiếng Việt kết hợp đào tạo tăng cường ngôn ngữ và văn hóa Nhật, một số môn chuyên ngành ở năm thứ 3 và 4 do giáo sư Nhật trực tiếp giảng dạy, chuẩn đầu ra tiếng Nhật là JLPT ≥ N3. Trong suốt quá trình học, sinh viên có ít nhất 1 chuyến sang Nhật thực tập ngắn hạn.

Trong kì tuyển sinh năm 2020, điểm chuẩn của 5 ngành mới mở của trường ĐH Bách Khoa TP.HCM ở mức cao.

Cụ thể, ngành Kỹ thuật Hàng không – chương trình Chất lượng cao (CT CLC) (mã ngành 245; tổ hợp môn xét tuyển A00, A01): 26,5 điểm

Kỹ thuật Y Sinh – CT CLC (237; A00, A01): 23 điểm

Logistics và Quản lý Chuỗi Cung ứng – CT CLC (228; A00, A01): 26 điểm

Kỹ thuật Robot – CT CLC (211; A00, A01): 24,25 điểm

Khoa học Máy tính – CT CLC Tăng cường Tiếng Nhật (266; A00, A01): 24 điểm

Trao đổi với báo chí, lãnh đạo ĐH Bách Khoa TP.HCM cho biết, đây những ngành chủ lực của thời đại công nghiệp 4.0 và đô thị thông minh. Trong hiện tại và tương lai, nhu cầu nhân lực trong các ngành này rất lớn. Việc mở ra những ngành nghề đào tạo mới là xu hướng tất yếu để nhà trường đáp ứng yêu cầu thay đổi rất nhanh của giáo dục và đào tạo hiện nay.

Năm 2020, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) có các ngành mới là Tôn giáo học và Quản trị văn phòng. Đây là trường đầu tiên ở phía Nam đào tạo cử nhân ngành Tôn giáo học (ngành này đào tạo chính quy đầu tiên ở Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2017).

Theo đó, điểm chuẩn các ngành mới ở ở mứ khá cao từ 21 đến 26 điểm. Ngành Tôn giáo học lấy điểm chuẩn từ 21 đến 21,5 điểm tùy từng tổ hợp xét tuyển; Quản trị văn phòng 26 điểm (mã C00) và 24,5 điểm (mã D01, D15).

ĐH Đà Nẵng có thêm nhiều ngành mới, trong đó Trường ĐH Bách khoa đã mở thêm 3 ngành/chương trình đào tạo mới gồm ngành Kỹ thuật máy tính, chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin và chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí.

Điểm chuẩn các ngành năm 2020 của trường như sau: Kỹ thuật máy tính (chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin): 25,6 điểm và chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí lấy 24 điểm.

Nhiều ngành về kỹ thuật điểm chuẩn đều dưới 20 điểm

ĐH Quốc gia Hà Nội mở thêm 15 ngành mới như Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường, Marketing, Nhật Bản học…

Điểm chuẩn năm 2020 của các ngành về khoa học, kỹ thuật điện tử, Tin học thì đều điểm cao trên 24 điểm. Cụ thể ngành Khoa học dữ liệu điểm chuẩn 25,2 điểm, Kỹ thuật điện tử và tin học: 25 điểm, Khoa học và Công nghệ thực phẩm: 24,4 điểm, Nhật Bản học: 25,75 điểm.

Tuy nhiên, các ngành khác như Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường chỉ lấy 17 điểm; ngành Marketing: 18 điểm

Ngoài 28 ngành đang đào tạo, năm 2020 Trường ĐH Hoa Sen mở 6 ngành mới gồm Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm. Tính tới thời điểm này, đây là trường đầu tiên ở Việt Nam đào tạo ngành Hoa Kỳ học.

Điểm chuẩn năm 2020 của các ngành như Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm: đều lấy 16 điểm.

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) mở 4 ngành/chương trình đào tạo mới là Vật lý Y khoa, Kỹ thuật địa chất, Công nghệ vật liệu, Khoa học môi trường (chương trình CLC).

Theo đó, điểm chuẩn các ngành như sau: Vật lý Y khoa lấy 22 điểm, Kỹ thuật địa chất: 17 điểm, Công nghệ vật liệu: 18 điểm, Khoa học môi trường (chương trình CLC): 17 điểm.

Tương tự, năm 2020, trường ĐH Kinh tế Quốc dân tuyển sinh ba ngành mới và cả ba ngành đều lấy điểm chuẩn cao ngất ngưởng. Điểm chuẩn của ngành Kiểm toán lên tới 27,55; Kinh tế tài chính: 24,5 và ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng: 35,55 điểm.

Tuyển sinh “dễ” vì đáp ứng nhu cầu của tương lai?

Đặc biệt, các trường cũng như các ngành này đều không thông báo xét tuyển nguyện vọng bổ sung.

Về vấn đề tuyển sinh những ngày mới, Trao đổi với PV báo Tiền Phong, PGS.TS. Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Quản lý Đào tạo trường đại học Kinh tế quốc dân cho biết, những ngành mới mở năm 2020-2021 trường tuyển sinh tốt, đủ chỉ tiêu.

Việc các trường mở những ngành mới, tuyển sinh hút được thí sinh là các ngành này đều mở ra nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực thị trường lao động trong tương lai, cũng như đón đầu xu thế nhân lực phục vụ cho cuộc CMCN 4.0 là một tín hiệu tốt, thể hiện vai trò tự chủ linh hoạt của các trường.

Cũng theo PGS Triệu, trước khi mở một ngành mới, các trường phải chuẩn bị rất lâu, ít nhất có sự chuẩn bị từ trước đó từ 3 năm.

“Với các ngành mới mở năm 2020 dù tuyển sinh dễ nhưng trường vẫn chắc giữ nguyên chỉ tiêu như năm trước. Về phương án tuyển sinh trong năm 2021-2022, trường sẽ sớm công bố để thí sinh được biết”- PGS Triệu nhấn mạnh.

Theo Tiền Phong
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.