Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới

(Ngày Nay) - Nhiều nơi trên thế giới có phong tục đón Tết dương rất kỳ lạ và chính những phong tục đó đã làm nên nét đặc trưng riêng của từng quốc gia.
Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới

Ireland: Tìm chồng bằng cành tầm gửi

Đêm giao thừa chính là thời điểm để những người phụ nữ độc thân ở Ireland tìm chồng. Vào lúc đó, họ sẽ đặt một cành tầm gửi dưới gối để tránh vận rủi và nhờ cành tầm gửi này tìm đức lang quân của mình trong năm mới.

Đan Mạch: Ném bát đĩa sang nhà hàng xóm

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 1

Mỗi dịp năm mới, người dân ở Đan Mạch sẽ tới trước cửa nhà hàng xóm và ném bát đĩa. Thay vì cáu giận, hàng xóm lại tỏ ra rất vui vẻ và thích thú. Bởi theo quan niệm của người Đan Mạch, nhà nào có nhiều bát đĩa vỡ trước cửa vào sáng hôm sau nhất sẽ gặp nhiều may mắn và chứng tỏ họ có nhiều bạn tốt.

Ý: Mặc nội y màu đỏ

Theo phong tục xuất phát từ thời Trung Cổ ở Ý, mặc nội y màu đỏ vào ngày đầu tiên của năm mới sẽ đem lại may mắn cả năm cho người mặc. Không chỉ vậy, khi chuông đồng hồ đánh 12 tiếng trong đêm giao thừa, người Ý sẽ vứt hết đồ đạc cũ hư hỏng ra ngoài đường phố. Sở dĩ có phong tục như vậy là do người Ý cho rằng, vứt hết đồ đạc cũ thì sang năm mới sẽ có được những đồ vật mới.

Scotland: Thổi lửa đêm giao thừa

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 2

Ở Scotland, người dân thường tổ chức lễ hội Hogmanay vào mỗi dịp năm mới. Lễ hội diễn ra vào ngày 31/12 bằng một cuộc diễu hành hoành tráng. Người tham gia diễu hành sẽ mang theo những ngọn đuốc lớn rồi tung từ tay nọ qua tay kia hay thổi mạnh. Theo truyền thuyết, ngọn lửa tung cao quá đầu sẽ mang lại sự may mắn trong năm mới.

Pháp: Tổ chức tiệc rượu say sưa

Từ đêm giao thừa cho tới ngày 3/1, người Pháp sẽ mở tiệc, uống rượu say sưa. Theo quan niệm của người Pháp, uống hết rượu sẽ mang lại may mắn cho họ vào năm mới. Ngược lại, nếu không uống hết, trong năm mới họ sẽ gặp phải những điều xui xẻo.

Tây Ban Nha: Ăn 12 trái nho

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 3

Người Tây Ban Nha có phong tục ăn 12 trái nho khi chuông nhà thờ điểm 12 giờ, cầu mong 12 tháng trong năm ngập tràn niềm vui, hạnh phúc. Ngoài ra, phong tục này cũng thể hiện mong ước sang năm mới, họ sẽ có một mùa nho bội thu.

Mexico: Trò chuyện với hồn ma

Vào những ngày đầu năm mới, người dân Mexico thường dành 15 phút để tượng niệm những người đã khuất. Bên cạnh đó, họ còn đặt ra những câu hỏi hay cầu xin lời hướng dẫn của những người thân đã khuất cho năm mới. Người dân tin rằng, bằng cách này họ có thể giao tiếp với linh hồn của những người đã khuất.

Colombia: Chạy vòng quanh với một chiếc vali

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 4

Có lẽ Colombia là quốc gia khao khát được đi du lịch nhất trên thế giới. Vì vậy mà ngay trong khoảng thời gian đầu năm mới, họ thường xách vali chạy quanh một khối đá để cầu chúc năm mới được đặt chân tới nhiều nơi hơn.

Anh: Đi lấy nước đầu năm mới

Trong những giờ phút đầu tiên của năm mới, người dân nước Anh đều tranh nhau đi lấy nước. Theo quan niệm của người Anh, người múc được gáo nước đầu tiên sẽ là người may mắn suốt cả năm.

Nếu các nước thường nghe bài “Happy New Year” trong đêm giao thừa thì nước Anh lại không. Bài hát được bật lên trong thời điểm này là “Auld Lang Syne”. Bài hát mang thông điệp nhắc nhở mọi người hãy luôn yêu thương, quý trọng gia đình và những người thân xung quanh.

Romania: Nhảy múa trong lớp da gấu thật

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 5

Nhảy múa trong lớp da gấu thật là một trong những nghi thức diễn ra trong lễ mừng năm mới của người Romania. Những người tham gia diễu hành sẽ phải mặc một lớp da gấu thật, nhảy múa và diễn cảnh lăn lộn đến “chết” trước khi trở lại khỏe mạnh. Theo quan niệm của người Romania, nghi thức này báo hiệu cho một mùa xuân đang tớ, giúp xua đuổi ma quỷ, mang lại may mắn.

Hungary: Không giặt quần áo trong ngày Tết

Hungary có rất nhiều phong tục trong ngày tết, trong đó có tục không giặt quần áo trong ngày đầu năm. Bởi theo quan niệm của người Hungary, nếu giặt quần áo trong ngày đầu năm thì cả năm sẽ vất vả, gặp nhiều xui xẻo.

Ngoài ra, trong Tết dương lịch người Hungary tuyệt đối không ăn gia cầm và các loại cá. Nếu là bạn bè thân thiết, họ sẽ tặng cho nhau một chú heo con và bức tượng bằng sứ hình người lao công dọn ống khói để biểu thị lời chúc phúc tốt đẹp.

Ấn Độ: Tết cấm thực

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 6

Ở Ấn Độ, Tết dương lịch là ngày Tết đau khổ hay còn gọi là Tết cấm thực. Bởi theo quan niệm của người Ấn Độ, khi một năm mới bắt đầu đồng nghĩa với việc tuổi thọ lại tăng lên, đời người càng thêm ngắn ngủi. Vì vậy, họ sẽ nhịn ăn một ngày một đêm để chào đón năm mới. Thời gian nhịn ăn sẽ được tính từ bình minh ngày đầu tiên của năm mới cho tới nửa đêm.

Argentina: Kéo nhau ra sông tắm mừng năm mới

Đối với người Argentina, nước là thứ thánh khiết nhất trong vạn vật. Vì vậy, trong ngày đầu tiên của năm mới, người người lũ lượt kéo nhau ra sông để tắm. Trước lúc xuống nước, họ thường rải những cánh hoa tươi trên mặt sông. Họ dùng những cánh hoa tươi chà sát khắp thân thể để tẩy rửa ô uế, xấu xa của năm cũ và cầu mong những điều tốt lành trong năm mới.

Bỉ: Chúc tết vật nuôi

Những phong tục đón năm mới ‘bá đạo’ khắp thế giới ảnh 7

Tại những vùng nông thôn nước Bỉ, người dân thường chúc Tết vật nuôi trong mỗi dịp năm mới. Vào buổi sáng sớm ngày đầu năm, việc làm đầu tiên của họ là đi đến các con vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo… và giả vờ như đang muốn thông báo với chúng rằng “năm mới đến rồi, chúc vui vẻ”.

Pakistan: Bôi phấn đỏ lên trán đối phương

Trong ngày đầu tiên của năm mới, người Pakistan khi bước ra đường đều cầm trên tay một bịch bột màu đỏ. Khi gặp người thân, bạn bè, họ sẽ bôi một vệt phấn đỏ trên trán người đối diện sau màn chào hỏi. Vệt phấn đỏ đó sẽ thể hiện lời chúc năm mới như ý cát tường của họ.

Theo Saostar

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?