Những quốc gia hình mẫu trong tiến trình sản xuất xanh

(Ngày Nay) - Đan Mạch, Hàn Quốc và Mỹ là những quốc gia điển hình về sản xuất xanh cũng như các mục tiêu xanh trong chiến lược ứng phó với biến đổi khí hậu và kiến tạo một nền tảng xanh cho nền kinh tế và phát triển đất nước.
Những quốc gia hình mẫu trong tiến trình sản xuất xanh

Đan Mạch – Quốc gia đi đầu trong phát triển xanh

Đan Mạch ra lệnh hạn chế sử dụng các vỏ loại túi và bao bì khác nhau. 20% tổng tiêu thụ năng lượng ở Đan Mạch là năng lượng gió. Các nhà sản xuất cối xay gió đạt được thành công đột phá về mặt công nghệ, nên chi phí sản xuất năng lượng gió tương đương với sản xuất điện ở nhà máy nhiệt điện. Đan Mạch là quốc gia đầu tiên trên thế giới đạt 1/3 điện năng tiêu thụ từ turbin gió.

Nguyên mẫu tua bin điện gió V236-15.0 MW của tập đoàn năng lượng gió Đan Mạch Vestas đã sản xuất được 363 megawatt-giờ (MWh) trong khoảng thời gian 24 giờ.

Vestas đã lắp đặt tua bin gió ngoài khơi 15 megawatt (MW) tại trung tâm thử nghiệm quốc gia Østerild cho những tua bin gió lớn ở Tây Jutland, Đan Mạch tháng 12/2022. Tại đây tua bin đã được thử nghiệm và kiểm tra các tính năng, thông số kỹ thuật. Tháng 4/2023, lần đầu tiên tua bin đạt mức công suất tối đa 15 MW.

Tháng 12/2023, Tập đoàn Năng lượng Đan Mạch Orsted đã công bố xây dựng trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, mang tên Hornsea 3, ngoài khơi bờ biển Anh. Hornsea 3 sẽ có công suất 2,9 GW và dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2027.

Trang trại điện gió này nằm cách bờ biển Yorkshire 100 dặm, dự kiến có thể cung cấp điện cho hơn 3,3 triệu hộ gia đình. Orsted hiện đang vận hành 12 trang trại điện gió ngoài khơi ở Anh, bao gồm Hornsea 1 và 2.

Sau khi các tua bin mới đi vào hoạt động, Orsted ở Hornsea - bao gồm các trang trại điện gió ngoài khơi Hornsea 1, 2 và 3 - sẽ có tổng công suất hơn 5 GW, biến khu vực này trở thành trang trại điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới.

Những quốc gia hình mẫu trong tiến trình sản xuất xanh ảnh 1

Hàn Quốc không ngừng đẩy mạnh tiêu dùng xanh

Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956.000 việc làm.

Bắt đầu từ năm 2011, Hàn Quốc chi khoảng 60 tỷ USD trong 5 năm cho phát triển xanh, tạo hơn 1,8 triệu việc làm. Cũng trong giai đoạn này, Hàn Quốc xây dựng hệ thống “thẻ thanh toán xanh” để kích thích tiêu thụ hàng hoá xanh. Với sự hỗ trợ của thẻ này, việc sử dụng hàng hoá xanh và sản phẩm tiết kiệm năng lượng ngày càng được phổ biến ở quốc gia này.

Với khẩu hiệu “Tất cả vì một cộng đồng giàu có”, chính phủ Hàn Quốc đã thành công đáng kể trong việc khuyến khích sự tham gia tích cực của người dân vì sự phát triển của cộng đồng. Sự thành công này được ghi nhận qua các dự án, như: Ngôi nhà xanh trị giá 2 triệu, Thành phố và dòng sông xanh hơn, Thành phố mặt trời…

Ngoài ra, chính phủ Hàn Quốc còn khuyến khích người dân sử dụng xe đạp để bảo vệ môi trường, người dân Hàn Quốc cũng được nâng cao nhận thức về cuộc sống xanh. Nhờ có việc nâng cao nhận thức xã hội về cuộc sống xanh, số lượng gia đình tham gia vào hệ thống giảm thiểu khí thải carbon tăng tới 2 triệu vào tháng 2/2011.

Theo chính phủ Hàn Quốc, tăng trưởng xanh đem đến một giai đoạn mới cho phát triển kinh tế. Tăng trưởng xanh sẽ là một nguyên tắc chỉ đường cho sự phát triển đối với Hàn Quốc. Hàn Quốc sẽ thúc đẩy các hoạt động kinh tế với 3 nguyên tắc: Duy trì hoạt động kinh tế hiệu quả trong khi tối thiểu hóa sử dụng năng lượng và tài nguyên; tối thiểu hóa áp lực về môi trường với việc sử dụng mỗi nguồn năng lượng và tài nguyên; đầu tư vào môi trường – công cụ để phát triển kinh tế.

Hàn Quốc đặt mục tiêu giảm 30% phát thải khí nhà kính vào năm 2030 và đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050.

Những quốc gia hình mẫu trong tiến trình sản xuất xanh ảnh 2

Mỹ: Nâng cao kỹ thuật sản xuất xanh

Mỹ lựa chọn việc phát triển năng lượng thay thế làm hướng đi chính cho sự phát triển kinh tế xanh. Nền kinh tế lớn nhất thế giới đặt mục tiêu đến năm 2030, 65% năng lượng tiêu thụ và 35% nhiệt lượng là năng lượng từ lắp đặt tấm pin mặt trời.

Theo nghiên cứu "Triển vọng năng lượng tái tạo" do Cơ quan Thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia (NREL) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ tiến hành cho thấy Washington là một trong những nước sản xuất năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới, đi tiên phong trong lĩnh vực này, có thể sản xuất điện năng phần lớn từ năng lượng tái tạo vào năm 2050.

Trong chiến lược tiết kiệm năng lượng, Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2025, các nguồn năng lượng tái tạo sẽ chiếm khoảng 25% lượng phát điện và đến năm 2030 nhu cầu điện trung bình sẽ giảm 15%.

Nhằm đạt được các mục tiêu này, chính phủ Mỹ đã thành lập Cơ quan Triển khai Năng lượng Sạch (CEDA) thuộc Bộ Năng lượng Mỹ có chức năng như một “ngân hàng xanh” để huy động và giải ngân vốn đầu tư cho các chương trình năng lượng sạch.

Những quốc gia hình mẫu trong tiến trình sản xuất xanh ảnh 3

Tuy nhiên, sự trở lại của Tổng thống Donald Trump vào Nhà Trắng có thể sẽ có những định hướng quyết định tác động mang tính đảo ngược đến các chính sách kinh tế xanh Mỹ. Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, hơn 125 quy định và chính sách môi trường của Mỹ đã bị hủy bỏ, theo Washington Post…

Kế hoạch 2025 của ông Trump trong nhiệm kỳ thứ hai đặt mục tiêu cắt giảm mạnh ngân sách dành cho các cơ quan liên quan đến khí hậu quan trọng như Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) và Bộ Nội vụ (DOI).

Điều này không chỉ làm suy yếu khả năng thực thi các dự án giảm phát thải và bảo vệ môi trường, mà còn khiến nhiều chương trình đang triển khai rơi vào tình trạng đình trệ. Các cơ quan nghiên cứu khoa học khí hậu, gồm Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia (NOAA) và Chương trình Nghiên cứu biến đổi toàn cầu (USGCRP), cũng sẽ đối mặt với tái cơ cấu tổ chức.

Cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước." Ảnh: CTV/Vietnam+
Ra mắt cuốn sách của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa xuất bản cuốn sách "Đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển đất nước" với hơn 70 bài viết, bài phát biểu, thư của nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết từ năm 2000 đến năm 2010, góp phần tổng kết lý luận và thực tiễn trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới và hội nhập.
Sức khỏe Giáo hoàng đang dần hồi phục
Sức khỏe Giáo hoàng đang dần hồi phục
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, Vatican cho biết sức khỏe Giáo hoàng Francis đang dần hồi phục khi điều trị viêm phổi hai bên tại bệnh viện và các bác sĩ đang giảm sử dụng máy thở cơ học vào ban đêm để hỗ trợ hô hấp cho Giáo hoàng.
Thí sinh tham dự kỳ thi vào trường chuyên ở Hà Nội. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN
Trường THPT chuyên đổi mới phương thức tuyển sinh 2025
(Ngày Nay) - Một số trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội vừa công bố phương thức tuyển sinh 2025. Trong đó, Trường THPT Khoa học Tự nhiên bỏ phương thức xét tuyển thẳng, Trường THPT chuyên Đại học Sư phạm đổi mới cách tính điểm xét tuyển.
Người dân và du khách tham gia chào cờ ở khu vực mốc 291/2, xã Cao Mã Pờ (Hà Giang).
Lung linh lễ hội hoa đào nơi biên cương Tổ quốc
(Ngày Nay) - Ngày 15/3, tại xã Cao Mã Pờ (huyện Quản Bạ, Hà Giang), huyện Quản Bạ phối hợp với Công ty Du lịch Hà Giang Trẻ đã diễn ra Lễ hội hoa Đào năm 2025 với chủ đề “Lung linh sắc đào - Xuân về biên cương”. Đây là dịp tôn vinh vẻ đẹp rực rỡ của hoa đào Hà Giang; là cơ hội để quảng bá văn hóa, du lịch và đời sống của đồng bào các dân tộc nơi biên cương Tổ quốc.
Một tiết học của học sinh lớp 6/2 Trường THCS Huỳnh Khương Ninh (Quận 1, TP Hồ Chí Minh).
Nâng cao chất lượng dạy học chính khóa, giảm nhu cầu học thêm
(Ngày Nay) - Sau một tháng triển khai, Thông tư 29 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm bước đầu tác động tích cực, làm thay đổi nhận thức, thói quen của cả người dạy, người học, phụ huynh và toàn xã hội với dạy thêm, học thêm.